Các dữ liệu kinh tế được công bố gần đây cho thấy kinh tế Trung Quốc đang hồi phục trở lại, dù vẫn còn nhiều lo ngại.
>> Quốc gia nào đang hút vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc?
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã tăng lên 51,1 trong tháng 3 từ mức 50,9 của tháng trước, cao hơn dự báo của các nhà phân tích là 51,0, cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh nhất trong 13 tháng.
Khảo sát của Caixin cho thấy sản lượng của các nhà sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng nhanh trong tháng 3, trong khi nhu cầu bên ngoài cũng tăng, đẩy lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2023.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định nhận định, vẫn còn quá sớm để nói liệu Trung Quốc cuối cùng đã thoát khỏi khó khăn hay chưa. Cụ thể, các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết rằng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục trong thời gian ngắn nhờ các biện pháp kích thích, nhưng sẽ không bền vững. Nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ suy yếu trở lại vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, môi trường bên ngoài vẫn còn nhiều biến động và không chắc chắn.
Trong khi đó, niềm tin của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023, do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Nhưng theo một cuộc khảo sát độc lập được tiến hành gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc vẫn chưa thể hiện xu hướng phục hồi mạnh mẽ mặc dù tâm lý kinh doanh được cải thiện đôi chút trong tháng 3.
Ông Wang Zhe, chuyên gia kinh tế cấp cao của Caixin Insight Group, cho biết: “Giá nguyên liệu thô giảm làm giảm chi phí sản xuất, tạo cơ hội cho họ hạ giá thành sản phẩm trong bối cảnh cạnh tranh thị trường khốc liệt”. Mặc dù vậy, ông Wang cũng thừa nhận rằng áp lực suy thoái kinh tế vẫn tồn tại, bao gồm việc làm suy giảm, giá thấp và nhu cầu yếu; đồng thời, chuyên gia này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hơn nữa nhu cầu trong nước và bên ngoài.
>> Trung Quốc phục hồi sản xuất, cả thế giới lo ngập hàng giá rẻ
Đồng quan điểm, bà Sarah Tan, chuyên gia kinh tế tại Moody's Analytics, cho biết sự sụt giảm đáng lo ngại về nhu cầu tuyển dụng, cùng với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gia tăng trong tháng 2 cho thấy mức thu nhập của người dân còn thấp. Điều này vẫn sẽ tiếp tục gây khó khăn cho việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc.
“Cần có một khoảng thời gian duy trì các chỉ số kinh tế lành mạnh để thúc đẩy niềm tin của doanh nghiệp và người dùng vào sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, chi phí đi vay toàn cầu dự kiến sẽ ở mức cao trong hầu hết năm nay sẽ hạn chế số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc", bà Sarah Tan nhận định.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng khoảng 5% trong năm nay. Các chuyên gia phân tích cho rằng mục tiêu tăng trưởng này là thực tế. Bởi xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 2 tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái là một dấu hiệu tốt. Điều này tạo đà cho xuất khẩu của Trung Quốc có thể tăng 10% trong năm nay.
Du lịch nội địa vẫn mạnh trong năm nay và có thể tăng trưởng 30%. Điều này cho thấy một sự thay đổi cơ bản trong hành vi của người tiêu dùng, bao gồm mong muốn đầu cơ bất động sản và hàng hóa xa xỉ như túi xách và đồng hồ. Điều này cho thấy Trung Quốc không còn là một thị trường sôi động khi người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm được định giá quá cao. Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi để phát triển.
Theo nhà kinh tế độc lập Andy Xie, Bắc Kinh cần tăng cường thêm các biện pháp kích thích mạnh mẽ để giải quyết các vấn đề phức tạp về cơ cấu, bao gồm tình trạng sụt giảm tài sản kéo dài và niềm tin yếu kém của nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Quốc gia nào đang hút vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc?
02:30, 03/04/2024
Hé lộ "bí mật" sức mạnh kinh tế xanh Trung Quốc
04:00, 02/04/2024
Trung Quốc phục hồi sản xuất, cả thế giới lo ngập hàng giá rẻ
03:00, 02/04/2024
Nhà đầu tư Trung Quốc chọn Việt Nam làm “điểm đến”
03:30, 31/03/2024
Ứng phó “làn sóng thép” Trung Quốc
02:00, 31/03/2024