Tư nhân tham gia đầu tư truyền tải điện: Tại sao không?

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, tỷ lệ công suất lắp đặt năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã tăng lên 29% tuy nhiên, tình trạng đầu tư lưới điện truyền tải chưa đáp ứng kịp với phát triển nguồn điện gây lãng phí rất lớn.

>> THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần khơi thông chính sách

Luật Điện lực (2004) quy định “Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải điện” dẫn đến tình trạng đầu tư lưới điện truyền tải chưa đáp ứng kịp với phát triển nguồn điện và nhu cầu sử dụng điện trong thời gian vừa qua. Đây là một trong những bất cập mà Bộ Công Thương nêu ra trong đề xuất cần thiết sửa đổi quy định Luật Điện lực.

Từ câu chuyện của Trung Nam

Là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam tham gia đầu tư, xây dựng hệ thống truyền tải Quốc gia với cấp điện áp 500kV, sau khi dự án đi vào hoạt động hơn 1 năm, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết: dự án đã đạt hiệu quả truyền tải hơn 2 tỷ kWh, đóng góp vào việc giải tỏa công suất cho tỉnh Ninh Thuận đưa Ninh Thuận trở thành Trung tâm năng lượng quốc gia cũng như hiện thực hóa nghị quyết 55 của Bộ Chính trị. 

Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV

Dự án Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV do Trungnam Group đầu tư, xây dựng

Theo tính toán của ông Tiến thì chi phí truyền tải thu từ các nhà máy điện tham gia đấu nối, giải tỏa công suất qua hệ thống Trạm 500 kV Thuận Nam đã lên đến hơn 200 tỷ đồng. Trong thời gian sắp tới, khi đường dây Vân Phong - Thuận Nam đi vào hoạt động, cùng với việc các dự án năng lượng khác tiếp tục tham gia đấu nối, với khả năng truyền tải của hệ thống Trạm biến áp 500 kV Thuận Nam lên đến 6000 MW, chi phí truyền tải đơn vị quản lý Nhà nước thu về sẽ đạt mức 2.000 tỷ đồng mỗi năm, tương ứng 40.000 tỷ đồng cho vòng đời 20 năm của Dự án.

”Dự án đã chứng minh được hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực. Bên cạnh việc đóng góp nguồn phát cho hệ thống điện Quốc gia, thông qua việc đầu tư và vận hành hệ thống truyền tải 500kV Thuận Nam, Trungnam Group đã góp phần chia sẻ đáng kể gánh nặng và giảm áp lực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc huy động công suất và giải quyết tình trạng quá tải lưới điện tại khu vực tỉnh Ninh Thuận”, ông Tiến nhấn mạnh.

>> THU HÚT ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO: Cần nâng cấp lưới điện và tăng cường liên kết vùng

Cần chính sách mới

Phát biểu tại Diễn đàn "Cơ chế thu hút đầu tư phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp đội điện gió Bình Thuận nhận định, với năng lượng tái tạo ở Việt Nam, chúng ta không thua kém gì các nước phát triển, tuy nhiên lưới truyền tải của Việt Nam vừa trải dài vừa yếu và chưa có kết nối trong khu vực, mặc dù chúng ta hiện nay có 110 kV nối với Campuchia, 220 kV với Trung Quốc và 500 kV tới Lào. Tuy nhiên, công suất truyền tải thấp là sự khác biệt rất lớn với các nước phát triển nhất châu Âu và Bắc Âu.

"Chúng ta tự hào có 28% công suất lắp đặt năng lượng tái tạo, nhưng sản lượng đóng góp chỉ tầm 8% là một con số rất khiêm tốn và các nhà đầu tư năng lượng tái tạo đang bị lỗ rất nặng", ông Thịnh nói

Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam đánh giá, một trong những "nút thắt" chính sách là Quy hoạch điện 8. Hiện nay, Quy hoạch điện VIII không được phê duyệt sẽ là nút thắt đầu tiên để cản trở các chính sách tiếp theo. 

việc phát triển nguồn điện cần thiết phải được xem xét cùng với phương án truyền tải xa.

Việc phát triển nguồn điện cần thiết phải được xem xét cùng với phương án truyền tải.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chính phủ đề xuất sửa Luật Điện lực để cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia đầu tư dự án truyền tải điện. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đối với nội dung sửa đổi Luật Điện lực, dự thảo quy định theo hướng "Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực trong từng thời kỳ".

Theo đó, các dự án lưới điện huyết mạch, quan trọng như đường dây cao áp 500 kV và siêu cao áp 800 kV sẽ do Nhà nước đầu tư. Còn đường dây truyền tải dưới 500 kV (như đường dây 100 kV, 220 kV) cho phép tư nhân tham gia. "Việc cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới truyền tải điện sẽ giúp Nhà nước kiểm soát, không có biến động lớn vào giá bán điện, an ninh hệ thống điện. Người dân cũng không phát sinh thêm chi phí. Còn doanh nghiệp Nhà nước sẽ được giảm bớt gánh nặng đầu tư lưới điện truyền tải, ước tính số tiền tiết kiệm đầu tư mỗi năm khoảng 11.000 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia trong ngành, hiện nay các địa phương đang đề xuất bổ sung vào Quy hoạch 8 nhiều dự án với quy mô công suất rất lớn tại mỗi tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có tiềm năng về điện gió. Trong bối cảnh cả nước đang có nhu cầu điện rất lớn để phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, song song với đó là ràng buộc về yêu cầu giảm nhiệt điện than, trung hoà CO2 như cam kết của CP tại COP26, thì việc tập trung khai thác nguồn năng lượng sạch và dồi dào như gió là tất yếu.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là hầu hết các đề xuất chỉ đang tập trung đề xuất bổ sung nguồn điện mà chưa quan tâm đến truyền tải nên việc phát triển nguồn điện cần thiết phải được xem xét cùng với phương án truyền tải xa.

“Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu kêu gọi khu vực tư nhân đầu tư vào lưới điện, nhưng theo điều 4 Luật Điện lực có nhắc tới vấn đề độc quyền về phân phối điện. Do đó, để Nghị quyết của Trung ương nêu ra đi vào thực tế cần khuôn khổ pháp lý nhất định, như Luật Điện lực cần nghiên cứu xem xét sửa đổi hoặc chính sách khác cần có hướng dẫn để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có thể tham gia; đồng thời, các sở ban ngành địa phương có thể áp dụng triển khai. Mặt khác, cần có hướng dẫn về chính sách giá cũng như hướng dẫn quy trình đấu thầu để các nhà đầu tư có thể nắm rõ khi giá FIT không được áp dụng.,…

Chính vì vậy, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành tham gia xây dựng chính sách và khung pháp lý để tạo nền tảng thúc đẩy năng lượng tái tạo phát triển hơn trong tương lai", ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tư nhân Việt Nam kiến nghị.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư nhân tham gia đầu tư truyền tải điện: Tại sao không? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378728 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378728 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10