Xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc gặp khó

CẨM ANH 24/02/2024 03:30

Khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về nhu cầu nguyên liệu thô giảm mạnh, gây bất lợi cho các nhà cung cấp trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.

>> Trung Quốc tăng quản lý rủi ro, hướng tới "siêu cường tài chính"

Trung Quốc là nước sản xuất thép hàng đầu thế giới

Trung Quốc là nước sản xuất thép hàng đầu thế giới

Trung Quốc chiếm hơn một nửa nhu cầu khoáng sản của thế giới để sản xuất kim loại, đồng thời lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng là hai trong số những phân khúc lớn nhất thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm như thép, đồng và nhôm.

“Ngành bất động sản Trung Quốc có lẽ sẽ mất một thời gian để hồi phục. Bởi vì, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc tương đối thấp và nhu cầu về nhà ở sẽ không sớm phục hồi trở lại. Do đó, nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản thô liên quan đến xây dựng có thể sẽ giảm”, ông Rose Xiaowei Luo, Giáo sư về đổi mới kinh tế tại Trường đào tạo kinh doanh sau đại học INSEAD, Pháp, nhận định.

Điều đó không tốt cho một số nước châu Á như Indonesia, Philippines, Australia, Việt Nam..., những nước xuất khẩu chính các mặt hàng như quặng sắt, bauxite và niken sang Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết, các lĩnh vực khác của Trung Quốc như xe điện và nhu cầu từ các điểm nóng tăng trưởng như Ấn Độ có thể bù đắp phần nào tác động này, nhưng các nhà xuất khẩu cũng sẽ phải tìm kiếm các thị trường mới.

Cơ quan xếp hạng quốc tế Moody’s cho biết quyết định của Tòa án Hong Kong buộc Evergrande phải thanh lý tài sản để trả khoản nợ khổng lồ 300 tỷ USD đã làm tăng khả năng xảy ra thêm trường hợp thanh lý các dự án đang gặp khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc mua nhà của người dân Trung Quốc.

Theo ông Jon Mills, nhà phân tích chứng khoán tại Morningstar có trụ sở tại Sydney, tác động nặng nề nhất của tình trạng hỗn loạn bất động sản ở Trung Quốc đối với nguyên liệu thô có thể là quặng sắt, nguyên liệu chính để sản xuất thép.

Hiện nay, Trung Quốc chiếm khoảng 70% nhu cầu toàn cầu về buôn bán quặng sắt bằng đường biển. Theo Hiệp hội Thép Thế giới, Trung Quốc đã sản xuất hơn 1 tỷ tấn thép vào năm ngoái, con số này không thay đổi so với năm 2022. Sản lượng của nước này gấp khoảng 7 lần so với 140 triệu tấn của nước xếp thứ hai là Ấn Độ.

Ông Mills cho biết thêm, sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc không ảnh hưởng ngay lập tức đến nhu cầu về quặng sắt nhưng có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn về dài hạn. “Mặc dù sản lượng thép của Ấn Độ có thể tăng đáng kể trong thập kỷ tới, nhưng vẫn có khả năng thấp hơn nhiều so với sản lượng thép của Trung Quốc, ngay cả khi sản lượng thép của Trung Quốc bắt đầu giảm khi quốc gia này chuyển sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nhiều hơn”. 

>> Lộ diện động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Công nhân kiểm tra sản phẩm nhôm cuộn bên trong một nhà máy ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Công nhân kiểm tra sản phẩm nhôm cuộn bên trong một nhà máy ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Mặt khác, Ấn Độ cũng có trữ lượng quặng sắt trong nước, điều này cũng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu. Tuy nhiên, sản xuất thép ngày càng tăng có thể sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu than bằng đường biển của Ấn Độ vượt qua Trung Quốc trong những năm tới. Than luyện kim là nhiên liệu và chất phản ứng thiết yếu trong lò cao luyện thép.

Trên thực tế, Ấn Độ có thể bù đắp khoảng một nửa nhu cầu thiếu hụt của Trung Quốc, chủ yếu là trong lĩnh vực năng lượng. Nhưng ông Junyu Tan, chuyên gia kinh tế khu vực Bắc Á của công ty bảo hiểm tín dụng toàn cầu Coface cho biết: “Quy mô nhập khẩu hàng hóa khổng lồ của Trung Quốc khiến Ấn Độ khó bù đắp hoàn toàn sự thiếu hụt nhu cầu của Trung Quốc. Nhập khẩu kim loại xây dựng của Trung Quốc từ phần còn lại của khu vực cao gần gấp ba lần so với Ấn Độ và hơn ba lần từ phần còn lại của thế giới”.

Ông Tan lưu ý rằng Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước để giảm bớt sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản thương mại bằng cách đẩy nhanh đầu tư vào bất động sản công, chẳng hạn như việc chính phủ mua các dự án nhà ở thương mại chưa hoàn thành.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các nhà xuất khẩu hàng hóa nên tìm cách đa dạng hóa thị trường của mình. Với nhu cầu yếu dần từ Trung Quốc, các nhà xuất khẩu kim loại xây dựng lớn sẽ phải khai thác các thị trường mới, nơi nhu cầu xây dựng vẫn đang tăng lên. Về vấn đề đó, các nền kinh tế mới nổi với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • "Mịt mù" tương lai bất động sản Trung Quốc

    04:30, 05/01/2024

  • Rủi ro “bom nợ” từ trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn kéo dài

    Rủi ro “bom nợ” từ trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn kéo dài

    05:03, 08/12/2023

  • Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam

    Bất động sản Trung Quốc: Những “bài học” hiệu quả cho Việt Nam

    05:00, 19/11/2023

  • Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu

    Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu

    04:30, 31/10/2023

  • Các công ty bất động sản Trung Quốc đề xuất giảm nợ gốc 70-80%, chủ nợ

    Các công ty bất động sản Trung Quốc đề xuất giảm nợ gốc 70-80%, chủ nợ "méo mặt"

    13:44, 15/10/2023

  • Thách thức của bất động sản Trung Quốc

    Thách thức của bất động sản Trung Quốc

    05:00, 31/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc gặp khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO