Xuất khẩu thủy sản khó về đích?

Nha Trang 04/09/2018 05:17

Xuất khẩu tôm và hải sản có xu hướng giảm, chỉ cá tra có chiều hướng tích cực, VASEP dự báo tổng xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2018 khó đạt được kế hoạch 10 tỷ USD đã đặt ra từ đầu năm.

Khó về đích

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn nguồn tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tính đến ngày 15/8/2018 đạt 5,09 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm từ quý II sụt giảm và tiếp tục xu hướng này trong quý III, với mức giảm 20% trong tháng 7 và tiếp tục giảm 17% trong tháng 8, khiến cho tổng xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 bị ảnh hưởng giảm với doanh số 809 triệu USD, giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 8, xuất khẩu tôm đạt gần 2,3 tỷ USD, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức dự báo lạc quan, nếu xuất khẩu tôm 4 tháng cuối năm tăng nhẹ so với những tháng qua, thì xuất khẩu tôm năm 2018 có thể đạt khoảng 3,7 – 3,8 tỷ USD, tương đương năm 2017.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra vẫn có chiều hướng tăng mạnh với mức tăng 20-25%. Xuất khẩu cá tra tăng trưởng mạnh với khoảng 195 triệu USD trong tháng 8 (tăng 25%), tổng xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. VASEP dự báo xuất khẩu cá tra cả năm nay sẽ đạt khoảng 2,1 - 2,2 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2017. 

Mặc dù cá ngừ xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng dương 11% với 417 triệu USD trong 8 tháng đầu năm, nhưng mức tăng trưởng trong các tháng của năm 2018 hầu như thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Thẻ vàng IUU đã có tác động giảm đối với xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang EU. Mặt hàng cá ngừ sang thị trường này ít bị giảm nhất nhưng xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác, như mực, bạch tuộc, nhất là các loại cá biển khác sang EU đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, tác động đến kết quả xuất khẩu chung. Tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc tính đến cuối tháng 8 đạt 414 triệu USD, chỉ duy trì mức tăng khiêm tốn 3% sau khi bị giảm trong 2 tháng gần đây.

Như vậy, chỉ cá tra, cá ngừ và các loại cá biển khác có chiều hướng tích cực thì không thể đủ bù đắp mức sụt giảm xuất khẩu tôm và mực, bạch tuộc đang có xu hướng đi xuống (giảm 12%). VASEP dự báo tổng xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2018 khó đạt được kế hoạch 10 tỷ USD đã đặt ra từ đầu năm.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tình hình xuất khẩu thủy sản trong những tháng vừa qua có rất nhiều biến động liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, làm suy giảm kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường chính, như: Trung Quốc, Nhật Bản kể cả thị trường Mỹ do liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về nguồn cung tôm dư thừa... 

Cần cú hích về sản lượng và giá trị xuất khẩu

Cũng theo Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), thông thường hàng năm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng chỉ đạt khoảng trên dưới 700 triệu USD/tháng. Hy vọng từ nay đến cuối năm nếu giữ được tốc độ tăng dần trung bình mỗi tháng trên 100 triệu USD, thì khả năng có thể đạt 9 tỷ USD trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ: Khó khăn bủa vây

    Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ: Khó khăn bủa vây

    04:56, 14/08/2018

  • Ngành thủy sản Việt Nam được lợi gì khi ứng dụng hệ thống ERP

    Ngành thủy sản Việt Nam được lợi gì khi ứng dụng hệ thống ERP

    13:51, 11/08/2018

  • Thủy sản Hùng Vương “ngập” trong đống nợ

    Thủy sản Hùng Vương “ngập” trong đống nợ

    00:54, 07/08/2018

  • Xuất khẩu thủy sản sẽ còn tăng mạnh trong quý III?

    Xuất khẩu thủy sản sẽ còn tăng mạnh trong quý III?

    04:22, 04/08/2018

Tuy nhiên, để đạt con số 10 tỷ USD như mục tiêu phấn đấu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì các doanh nghiệp thủy sản phải làm việc cật lực hơn nhiều. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu phải có những chuyển động tích cực theo hướng tốt hơn hiện nay thì mới có triển vọng để đạt được mục tiêu đó. Hay nói rõ hơn là ngành thủy sản phải tăng trưởng cả về mặt sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tập trung vào 3 mặt hàng chính chiếm tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cao, lần lượt là: tôm, cá tra và cá ngừ. Nếu 1 trong 3 mặt hàng này, nhất tôm có sự trồi sụt về kim ngạch, ngay lập tức ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thuỷ sản.  

Còn theo Tư lệnh ngành NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, không thể chủ quan.

Trong đó, diễn biến thời tiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục khó lường và khốc liệt; những vấn đề từ chính khâu nuôi, chế biến như dư lượng kháng sinh, tạp chất trong sản phẩm; cùng với việc các thị trường xuất khẩu vẫn còn đó những rủi ro về thuế, các chương trình thanh tra, vấn đề thẻ vàng của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp... Do đó, để phát triển, ngành thủy sản cần phải đi theo hướng bền vững, hướng sản xuất lớn, có truy xuất nguồn gốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu thủy sản khó về đích?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO