Afghanistan - khi cơn “đau đầu” của người Mỹ tái phát

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 16/08/2021 06:00

Taliban tái chiếm Afghanistan đánh dấu sự thất bại toàn tập của Mỹ sau 20 năm có mặt ở đây vì lý do tái thiết.

Lực lượng Taliban tái chiếm Thủ đô Kabul

Lực lượng Taliban tái chiếm Thủ đô Kabul

Sự sụp đổ của chính phủ Afghanistan nhanh quá mức Mỹ và đồng minh tưởng tượng. Taliban đã chiếm 2/3 lãnh thổ. Phiến quân vào tận nhà Bộ trưởng quốc phòng tại thủ đô Kabul.

Đà tiến quân của Taliban như vũ bão, đến nỗi 3 tiểu đoàn của Mỹ và đồng minh bị kẹt... và họ phải điều thêm quân giải cứu (3.000 quân Mỹ, 600 quân Anh và 200 quân Canada). Mỹ phải thương lượng Taliban không tấn công vào ĐSQ Mỹ tại Kabul. Giới thạo tin cho rằng, Taliban sẽ chiếm giữ toàn bộ đất nước sau... 90 ngày nữa!

Từ nhiệm vụ chống khủng bố, cách đây 20 năm Mỹ và liên quân NATO hừng hực đổ quân vào Tây Á. Dồi dào súng đạn, tiền bạc, Washington nhanh chóng đánh bại nhiều phiến quân, lật đổ vài chính phủ.

Người Mỹ hả cơn giận khi tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden và hàng loạt “lãnh tụ” của các nhóm thánh chiến bài xích phương Tây. Từ Afghanistan, Iraq đến Ai Cập, Yemen, Syria, Lybia,…cục diện Trung Đông thay đổi hoàn toàn.

Hai thập kỷ trôi qua, thế giới đã thấy, chủ nghĩa khủng bố không hề bị tiêu diệt, ngược lại nó càng ngày càng âm ỉ, biến tướng. Từ tổ chức dựa trên niềm tin do Bin Laden lãnh đạo phát triển lên kiểu nhà nước tự xưng IS, ngày càng tàn bạo.

Dưới súng đạn phương Tây dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính phủ, làm vỡ vụn kết cấu xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế mang đặc sắc Ả rập. Từ đó mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo giữa các phe nhóm bùng phát, những hoài niệm về Gaddafi, Hussein vẫn chưa nguội lạnh trong tâm khảm một bộ phận dân chúng.

Phần đông người Ả rập không chấp nhận thực tại - đó là sự can thiệp thô bạo của Mỹ và đồng minh, đặc trưng thần quyền pha lẫn thế quyền trong đời sống chính trị xứ Ả rập không thích hợp với giá trị văn minh dân chủ Tây phương.

Từ nhiệm vụ chống khủng bố được hô hào như một nhiệm vụ quốc tế cao cả, lấn át cả quyền lực Hội đồng bảo an LHQ, khi các đồng minh rút dần, chỉ còn lại Mỹ ngày càng sa lầy ở Trung Đông, rút không xong, ở chẳng đặng.

Mới đây, Tổng thống Joe Biden phát biểu: “Cuộc chiến ở Afghanistan không nên là một cuộc chiến kéo dài nhiều thế hệ”. Ông cũng thừa nhận rằng, sau gần 20 năm, cuộc chiến dài nhất của Mỹ ở nước ngoài đã không thể đưa Afghanistan thành một nền dân chủ ổn định và hiện đại.

Trung Đông vẫn ngập tràn bất ổn

Trung Đông vẫn ngập tràn bất ổn

Năm 2001, sau khủng bố tang thương tại New York, Tổng thống Bush khi đó xác định mục tiêu cần tiêu diệt là lực lượng Taliban, nơi dung dưỡng tổ chức khủng bố Al-Qaeda, ông Bush thuyết phục thủ lĩnh Taliban giao nộp khủng bố, bị từ chối, thế là đạn bay, máu đổ kể từ đó.

Trải qua 4 đời Tổng thống, người Mỹ nhiều lần tuyên bố chiến thắng vang dội trong cuộc chiến chống khủng bố, ấy nhưng Taliban chưa hề bị tiêu diệt. Ngày 15/8, lực lượng này đã bao vây toàn bộ thủ đô Kabul, có khả năng tái chiếm Afghanistan!

Ông Joe Biden đã tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tốn kém này. Nghĩa là hứa hẹn dân chủ, ổn định, thịnh vượng tan tành mây khói.

Người Trung Đông - nếu được trao lại quyền tự quyết, họ cũng đã mất 20 năm xung đột, và chặng đường “bình thường hóa” chưa biết khi nào đến đích. Bởi sau chừng ấy năm, có hàng loạt mâu thuẫn bị cày xới lên, sâu sắc thêm, mối quan hệ giữa các quốc gia trong vùng cũng rạn nứt nghiêm trọng.

Lật lại lịch sử, người Mỹ tỏ rõ quan điểm ủng hộ tuyệt đối người Do thái Israel trong cuộc đối đầu với người Hồi giáo - đó chính là mồi lửa thổi bùng quan điểm chống Mỹ kịch liệt. Đây không chỉ là xung đột đơn thuần, ẩn chứa bên trong là ý thức hệ, sắc tộc, tôn giáo. Quan điểm “một cực” của Mỹ chia Trung Đông thành hai phe.

Rút cuộc, mục tiêu của Mỹ - chủ nghĩa khủng bố hay dầu lửa? Đó là một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra. Vì sao? Phải đặt thêm câu hỏi: Cớ sao chủ nghĩa khủng bố, thánh chiến luôn tìm đến Mỹ?

Chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp diễn, Mỹ vẫn là điểm đến “ưa thích” - người Mỹ sẽ phải đối phó ra sao để cắt cơn “đau đầu” kinh niên này?

Có thể bạn quan tâm

  • Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    04:00, 07/08/2021

  • Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    06:15, 31/03/2021

  • Ông Joe Biden tính gì ở Trung Đông sau vụ không kích Syria?

    Ông Joe Biden tính gì ở Trung Đông sau vụ không kích Syria?

    06:15, 01/03/2021

  • Trump có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông?

    Trump có thể mang lại hòa bình cho Trung Đông?

    06:14, 14/09/2020

  • Nhà Trắng toan tính gì trong “nước cờ” Syria?

    Nhà Trắng toan tính gì trong “nước cờ” Syria?

    11:03, 27/12/2018

  • Ván cờ tàn Syria: D. Trump “lạc nước bỏ hai xe”?

    Ván cờ tàn Syria: D. Trump “lạc nước bỏ hai xe”?

    06:30, 23/12/2018

  • Chuyển giao “hàng nóng” đến Syria, Nga toan tính điều gì?

    Chuyển giao “hàng nóng” đến Syria, Nga toan tính điều gì?

    11:30, 09/10/2018

  • Chiến sự Syria:

    Chiến sự Syria: "Long tranh hổ đấu" đến bao giờ?

    11:01, 26/09/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Afghanistan - khi cơn “đau đầu” của người Mỹ tái phát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO