Công nghiệp tái chế phát triển mạnh hơn từ năm 2024

Diendandoanhnghiep.vn Khi quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, ngành công nghiệp tái chế dự báo chuyển mình mạnh mẽ

>>> Tái khởi nghiệp, “lão làng” ngành nhựa hưởng lợi từ kinh tế xanh

Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân

Ông Lê Anh - Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân

Ông Lê Anh - Giám đốc Phát triển bền vững Nhựa tái chế Duy Tân:

Những sản phẩm nhựa trước đây có rất nhiều hướng đi như chôn lấp, vứt bừa bãi khắp nơi… nên chỉ có một vòng đời. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, sản phẩm nhựa thu về đã có vòng tuần hoàn mới với vòng đời tăng lên gấp 50 lần. Đây là bước phát triển rất lớn cho ngành tái chế nói chung và nhựa tái chế nói riêng.

Nhiều người đang nghĩ tái chế là trách nhiệm của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhưng thực tế đây là cơ hội, một thị trường nhiều tiềm năng. Nhà máy sản xuất nhựa tái chế của Duy Tân với nhiều chứng nhận đạt được, trong đó có chứng nhận khắt khe của Mỹ đã xuất khẩu sản phẩm nhựa tái chế đến nhiều thị trường lớn.

Trên thế giới, hiện rác thải không phải là rác thải. Sử dụng đúng cách, rác thải có thể trở thành tài nguyên. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên này như thế nào còn phụ thuộc vào nguồn lực đầu tư.

Tại Việt Nam, tái chế là ngành công nghiệp mới mẻ nhưng đang chuyển mình mạnh mẽ sau khi nhiều đơn vị tái chế trong nước như tái chế bao bì giấy, kim loại, nhựa… phát triển. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2024, theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) chính thức có hiệu lực, thị trường Việt Nam có nhiều hơn các đơn vị tái chế, đa dạng chủng loại vật liệu, mang tới kỳ vọng về một môi trường xanh - sạch - đẹp hơn. 

Tuy nhiên, để ngành công nghiệp tái chế phát triển mạnh mẽ hơn cần thực hiện tốt hơn việc phân loại rác tại nguồn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia ở Đông Nam Á đang gặp phải vấn đề tồn tại là phân loại rác thải tại nguồn chưa tốt.

Chúng tôi thu về 100 tấn nhựa nhưng chỉ 50 tấn có thể tái chế từ chai nhựa thành chai nhựa, còn lại phải tái chế thành các sản phẩm khác như xơ sợi, dệt vải. Việc phân loại không tốt khiến chất lượng chai nhựa thu được chưa cao làm giảm tỷ lệ tái chế từ chai nhựa thành chai nhựa.

Năm 2025 Việt Nam sẽ áp dụng phân loại tại nguồn triệt để, tồn tạo trên hy vọng được khắc phục sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế phát triển. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cùng nhau tái chế bởi hiện nay nhiều người tiêu dùng còn tâm lý e ngại với sản phẩm tái chế.

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nghiệp tái chế phát triển mạnh hơn từ năm 2024 tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714430832 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714430832 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10