Đảm bảo quỹ đất, quyền và ưu đãi thực chất đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; thu hút và khuyến khích chủ đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển nhà ở xã hội.
>>> Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
Tại Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, để mở rộng và nâng cao chất lượng công tác xây dựng nhà ở xã hội, tại Đề án trình Ban Bí thư, Ban KTTW và Bộ Xây dựng đã đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ông Hiển cũng tóm lược nội dung chính gồm: Thứ nhất, thống nhất nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội: Coi phát triển nhà ở xã hội (bao gồm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển nhà ở quốc gia, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển cân đối, bền vững thị trường bất động sản; là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương; bảo đảm gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội với giá bán phù hợp với khả năng chi trả của công nhân và người có thu nhập thấp; bảo đảm phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương; đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu (y tế, giáo dục, văn hóa...); Phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, tạo mọi thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội…
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển mới, trọng tâm là: Đẩy nhanh xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Tiếp tục hoàn thiện và đồng bộ chính sách, pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội, nhất là về đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý phát triển đô thị, quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách thuế, quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế...; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư và người dân được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội; Phát triển nhà ở xã hội chủ yếu theo mô hình dự án có vị trí, quy mô lớn gắn với khu vực tập trung nhiều đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội, tại các quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở và điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu nhà ở thực tế của người dân.
>>> Kết quả thực hiện "Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội" ra sao?
Hoàn thiện pháp luật và tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn, phát huy tốt vai trò là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội gắn với sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải các - bon thấp.
Thứ ba, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội, trong đó tập trung vào: Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước từ Trung ương và địa phương tương xứng, kịp thời để bảo đảm thực hiện các mục tiêu về nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các địa phương sử dụng một phần tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khung cho các dự án nhà ở xã hội tại địa phương; mở rộng nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội từ quỹ đầu tư phát triển địa phương, nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội; nghiên cứu, thúc đẩy hình thành các định chế tài chính để phát triển nhà ở xã hội.
Có cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực của xã hội, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, bất động sản lớn trong nước; các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội; Bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách cho vay phát triển nhà ở xã hội; thực hiện cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định để cho cá nhân và doanh nghiệp vay phát triển nhà ở xã hội; tiếp tục mở rộng triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo chính sách về nhà ở xã hội.
Thứ tư, nâng cao vai trò, năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển nhà ở xã hội: Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại được sử dụng đúng mục đích. Giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nhà ở xã hội đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, kịp thời xử lý những sai phạm.
Đôn đốc các chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại triển khai đầu tư xây dựng trên quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt. Nghiên cứu, hình thành mô hình doanh nghiệp nhà nước chuyên về đầu tư, phát triển nhà ở xã hội; Đẩy nhanh hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong đó có nhà ở xã hội.
Có thể bạn quan tâm