Trong 2 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại lại đảo chiều với nhập siêu 2,3 tỷ USD. Báo cáo điểm lại kinh tế đầu tháng 3/2022 của World Bank nhận định là “cán cân thương mại xấu đi”.
>>Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh
Cụ thể theo báo cáo này, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng lần lượt 15,5% và 22,3% (so với cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng trong tháng 1. Do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại xấu đi, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1 sang thâm hụt 2,0 tỷ USD trong tháng 2.
Cũng theo WB thì việc tăng nhập khẩu một phần phản ánh tăng trưởng nhanh hơn của nhập khẩu linh kiện điện tử, với tốc độ bật tăng từ 14,9% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 1 lên 32,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 2. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng tăng 146,8% (so với cùng kỳ năm trước).
Tuy nhiên, việc tăng nhập khẩu vào đầu năm nay, ngoại trừ yếu tố tăng nhập dầu do giá tăng là “bất khả kháng”, thì việc nhập khẩu tư liệu sản xuất không hoàn toàn là tín hiệu xấu. Bởi việc đảo chiều này tương ứng với giai đoạn nền kinh tế đang thúc đẩy phục hồi sản kinh doanh. Mặt khác, việc nhập linh kiện điện tử hứa hẹn mảng này sẽ tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn về kim ngạch xuất khẩu cuối năm, như đã đóng góp lớn cho kim ngạch đạt xuất siêu 4,08 tỷ USD năm 2021.
Điều đáng lưu ý là nhập khẩu tư liệu sản xuất 2 tháng đầu năm, lại chủ yếu là nhóm tư liệu sản xuất phục vụ cho khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân nội đang bắt nhịp chậm hơn, hoặc chưa thể phục hồi, hoặc đang thận trọng tìm các đơn hàng mới?
Có thể bạn quan tâm
Việt - Mỹ hướng tới cân bằng cán cân thương mại
14:27, 16/11/2021
Cán cân thương mại đảo chiều ngoạn mục từ thâm hụt sang xuất siêu
04:00, 11/11/2021
[Infographic] Tín hiệu phục hồi nhìn từ cán cân thương mại
11:23, 06/10/2021
Kinh tế Việt Nam 7 tháng 2021: (Kỳ 3) Sự "lệch pha" trong cán cân thương mại
04:10, 06/08/2021
Kinh tế Việt Nam nửa đầu 2021 (Kỳ III): Cán cân thương mại thâm hụt
04:10, 24/07/2021
Cán cân thương mại đảo chiều trong nửa đầu tháng 5/2021
01:30, 21/05/2021
Cán cân thương mại đổi chiều nhập siêu trong nửa đầu tháng 12
03:00, 24/12/2020