Đồng Euro, Yên Nhật lao dốc, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần làm gì?

Diendandoanhnghiep.vn Euro lao dốc, Yên Nhật giảm sâu đang tác động tiêu cực tới nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản, khiến các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.

>> Xuất khẩu thủy sản đối mặt với ba thách thức lớn trong nửa cuối năm

Euro và Yên Nhật đang “tuột dốc” ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam

Euro và Yên Nhật đang “tuột dốc” ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu của Việt Nam

Xuất khẩu lo rớt giá, lao đao lợi nhuận

Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, giá đồng Euro và Yên Nhật bất ngờ giảm sâu đã khiến việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường có sử dụng hai đồng tiền này đối mặt với rất nhiều khó khăn, sụt giảm lợi nhuận và dần mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Đối với xuất khẩu (XK) thủy sản, các nước thuộc Liên minh châu Âu hay Nhật Bản đều là những thị trường nhập khẩu lớn hàng thủy sản Việt Nam với mức tăng trưởng tốt. Điển hình tại EU, theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch XK hàng thủy sản Việt Nam đạt 688 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với ngành dệt may, da giày, ngành thủy sản là nhóm ngành hàng đang chịu tác động tiêu cực từ biến động tỷ giá hiện nay.

Thông tin với báo chí, ông Võ Văn Phục, TGĐ công ty CP thủy sản sạch Việt Nam cho biết, năm 2021, doanh nghiệp đạt 125 triệu USD giá trị xuất khẩu tôm sang các thị trường.
Trước tác động tiêu cực của đồng Euro và Yên Nhật đang rớt giá kỷ lục, năm nay doanh nghiệp sẽ rất khó đạt được mức tăng trưởng nói trên. Sức mua của người tiêu dùng đã giảm đáng kể tại hai thị trường này khiến DN gặp vô vàn khó khăn.

VASEP nhận định, hiện nay, giá thành sản xuất tôm của Việt Nam đã cao hơn của Thái Lan, Ấn Độ. Một khi đồng tiền mất giá buộc các quốc gia nhập khẩu sẽ tìm đến sản phẩm có giá thành thấp hơn. Đây là điều vô cùng bất lợi đối với ngành thủy sản nước ta. Càng bất lợi hơn khi nguồn nguyên liệu thủy sản trong nước đang có dấu hiệu sụt giảm về các tháng cuối năm. Các nhà máy sẽ đối mặt cùng lúc với hai sức ép: cần giảm giá xuất khẩu nhưng phải tăng giá thu mua nguyên liệu khi nguồn cung thiếu.

Nhu cầu chi tiêu của người Nhật bị thắt chặt cho ảnh hưởng của đồng Yên (Ảnh minh họa)

Nhu cầu chi tiêu của người Nhật bị thắt chặt cho ảnh hưởng của đồng Yên (Ảnh minh họa)

Đại diện công ty Thủy sản Biển Đông cho rằng, đồng Yên yếu, cùng với giá dầu tăng cao do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến chi phí sản xuất tăng, dẫn đến những mặt hàng thiết yếu của Nhật Bản cũng lên giá từng ngày. Do đó, việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên căng thẳng. Sức mua thủy sản nhập khẩu từ đó bị ảnh hưởng lớn, khiến sản lượng XK của các doanh nghiệp thủy sản Việt bị sụt giảm, doanh thu thấp, lợi nhuận ít.
Việc đồng Euro và Yên Nhật rớt giá so với đồng USD ở mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua, nếu kéo dài sẽ đánh mất cơ hội XK cũng như mục tiêu tăng trưởng của ngành thủy sản nước ta vào 2 thị trường tiềm năng này.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, khả năng đồng Euro và Yên Nhật sẽ còn tiếp tục giảm sâu nữa so với USD. Đứng trước những khó khăn chưa từng có này, nhiều giải pháp đã và đang được doanh nghiệp ngành thủy sản và chính quyền quyết liệt triển khai.

Ông Trần Nguyễn Hoàng Phú, Phó TGĐ công ty CP thủy sản Sóc Trăng cho hay, tích cực đàm phán, chia sẻ hài hòa về giá mua nguyên liệu và giá xuất khẩu là giải pháp mà DN đang khẩn trương thực hiện để ứng phó trước những bất lợi của tỷ giá. Doanh nghiệp một mặt hỗ trợ khách hàng về giá cả, chia sẻ khó khăn với khách hàng, đồng thời có trách nhiệm với bà con nông dân để giữ mức giá tôm trong nước ở mức ổn định.

Doanh nghiệp cần đảm bảo hài hòa giữa việc phát triển thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu đầu vào với bà con nông dân

Doanh nghiệp cần đảm bảo hài hòa giữa việc phát triển thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu đầu vào với bà con nông dân

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh, xuất khẩu thủy sản đang bị ảnh hưởng tiêu cực, do đó, chính quyền và doanh nghiệp cần đồng hành cùng nhau để vượt qua những khó khăn này. Trước mắt, cần rút ngắn khoảng cách giữa đầu vào và đầu ra; trong đó, cần giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Điều quan trọng hơn, các DN thủy sản phải liên kết chặt chẽ với các tổ chức Hiệp hội, Hội nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản và các hộ dân nuôi tôm để đảm bảo đáp ứng hài hòa giữa nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu được bền vững.

>> Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, doanh nghiệp lo thiếu nguồn cung

>> Thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững, và đa dạng sinh học trong hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản

So với Thái Lan và Ấn Độ thì Việt Nam đang sở hữu công nghệ chế biến sâu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tốt hơn. Trong khi đây là sản phẩm rất được ưa chuộng ở EU và Nhật Bản. Do đó, tăng cường sản xuất hàng tinh chế cũng là giải pháp cho ngành thủy sản hiện nay.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP thực phẩm Sao Ta cho rằng, để đối phó với những khó khăn, doanh nghiệp cần phải linh hoạt các giải pháp khác nhau.  Trong xuất khẩu tôm, doanh nghiệp có thể thay thế người tiêu dùng làm một số công đoạn như lột sẵn vỏ, bao bột, chiên sẵn... để người tiêu dùng thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng, từ đó kích cầu mua sắm. Mặt khác, doanh nghiệp XK thủy sản vẫn phải duy trì hoạt động để giữ chân thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và mối nhập hàng với người nông dân, khuyến khích người nông dân tiếp tục thả giống mặc dù tỉ suất lợi nhận giảm sút.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, EU và Nhật Bản là 2 thị trường có sức tiêu thụ thủy sản cao. Việc chịu tác động của tỷ giá chỉ làm giảm sức mua trong thời gian ngắn hạn. Thị trường sẽ sớm phục hồi, do đó, nông dân, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ sản xuất vùng nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao, giá thành thấp để cạnh tranh xuất khẩu.

Trong bối cảnh các đồng tiền quốc tế tiếp tục biến đổi phức tạp, doanh nghiệp XK thủy sản nên tính đến các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, không loại trừ trường hợp đồng Euro tiếp tục suy giảm thì giá hàng hóa Việt Nam XK vào thị trường Châu Âu có thể sẽ ở mức rất đắt đỏ. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam so với các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Euro, Yên Nhật lao dốc, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần làm gì? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713464975 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713464975 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10