Giải bài toán phát triển ngành dược liệu

YẾN NHUNG 20/07/2024 00:30

Để thúc đẩy ngành dược liệu Việt Nam phát triển cũng như tham gia cạnh tranh với thị trường dược liệu toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại.

>> Thúc đẩy chuỗi cung ứng dược liệu

Thực tế tại Việt Nam, ngành dược phẩm là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, từ đó hỗ trợ cho các ngành lĩnh vực khác phát triển. Dược liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như sản xuất thuốc điều trị bệnh, thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, hóa mỹ phẩm… Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển dược liệu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, vướng mắc.

Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển dược liêu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, vướng mắc.

Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển dược liệu, nhưng vẫn còn không ít những hạn chế, vướng mắc - Ảnh minh họa: ITN

Theo đó, hiện nay, nhu cầu sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao, tuy nhiên, để phát triển ngành dược liệu có giá trị kinh tế cao, doanh nghiệp sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn về vùng trồng dược liệu, tình trạng sản xuất manh mún… Việt Nam có 5.117 loài dược liệu, phần lớn được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền nhưng số lượng dược liệu để chiết xuất hoạt chất làm thuốc còn ở mức khiêm tốn, chỉ khoảng 50 loài.

Ngoài ra, hàng năm, Việt Nam thu hoạch được 10.000 tấn dược liệu, song vẫn phải nhập khẩu 40.000 tấn, trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 80%. Có thể thấy, nguồn tài nguyên dược liệu của Việt Nam vẫn chưa được khai thác và phát triển một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nhập khẩu dược liệu quá nhiều, cộng với thiếu sự quản lý chặt chẽ cũng dẫn tới những dược liệu nhập về có thể là những dược liệu rác, kém chất lượng.

Đáng nói, một trong những lý do dược liệu Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong thị trường dược liệu toàn cầu là do phần lớn dược liệu Việt Nam được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Nguyên chia sẻ, hiện tại công ty này xuất khẩu sang một số thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… và đang tìm kiếm đơn vị phân phối sản phẩm vào thị trường người Việt tại Mỹ. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu nguyên liệu thô chiếm đến 90% và sản phẩm có thương hiệu chỉ đạt 10%.

“Con số chênh lệch rất nhiều. Về vùng trồng và tiêu chuẩn, doanh nghiệp đảm bảo đủ chất và lượng. Tuy nhiên, về máy móc thiết bị, hiện công nghệ chế biến sâu tại Việt Nam nói chung vẫn còn hạn chế”, ông Vũ bộc bạch

Theo ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, chỉ riêng việc tiếp cận vốn vay để đầu tư cho vùng trồng và sản xuất đã rất khó khăn. Công ty của ông hiện không thể vay vốn tại các ngân hàng của TP Hồ Chí Minh do tài sản thế chấp là các vùng trồng dược liệu, nông sản ở địa phương. Giải pháp duy nhất là tiếp cận vốn theo hình thức cá nhân với lãi suất cao, không có ưu đãi…

“Vì vậy, để tăng khả năng thâm nhập vào thị trường, chúng tôi rất mong các sở, ban ngành có chính sách hỗ trợ về vốn, truyền thông thương hiệu dược mang tầm quốc gia để doanh nghiệp Việt tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế”, ông Vũ kì vọng.

cần có giải pháp gỡ khó để Việt Nam tham gia cạnh tranh với thị trường dược liệu toàn cầu.

Nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp gỡ khó để Việt Nam tham gia cạnh tranh với thị trường dược liệu toàn cầu - Ảnh minh họa: ITN

>> Giải pháp tài chính chuỗi cung ứng dược bền vững

Đồng quan điểm, không ít ý kiến nhận định, để khai thác hết tiềm năng của cây dược liệu cần các bộ, ngành phối hợp phát triển công nghiệp chế biến cây dược liệu, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho bà con vùng trồng. Doanh nghiệp cần tăng cường tham gia triển lãm quốc tế, hội trợ nhằm tìm đối tác.

Xoay quanh vấn đề này, TS. Hà Thị Loan, Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP Hồ Chí Minh Việt Nam cho rằng, để tăng kim ngạch xuất khẩu dược liệu, cần phải hình thành các vùng sản xuất dược liệu chuyên canh, tập trung và quy mô đủ lớn. Đồng thời phải được quản lý truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới…

Hiện nay, nhằm chủ động tham gia vào sân chơi toàn cầu, Bộ Y tế đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Trong đó có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp dược như ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc dược liệu chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, hợp tác và hội nhập quốc tế, thông tin và truyền thông… Đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp dược Việt Nam tận dụng cơ hội, đẩy mạnh đầu tư để khai thác thị trường trong thời gian tới”, bà Loan nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy chuỗi cung ứng dược liệu

    Thúc đẩy chuỗi cung ứng dược liệu

    01:00, 02/07/2024

  • Giải pháp tài chính chuỗi cung ứng dược bền vững

    Giải pháp tài chính chuỗi cung ứng dược bền vững

    00:30, 26/06/2024

  • Cần cơ chế đột phá phát triển công nghiệp dược

    Cần cơ chế đột phá phát triển công nghiệp dược

    04:00, 09/06/2024

  • Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam

    Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam

    04:00, 18/05/2024

  • Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn liền với dược liệu

    Thúc đẩy du lịch cộng đồng gắn liền với dược liệu

    00:30, 27/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải bài toán phát triển ngành dược liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO