Gian nan hành trình RCEP

Diendandoanhnghiep.vn Cho đến nay, việc hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vẫn còn nhiều khó khăn.

Các nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh nhóm trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 tại Bangkok vào ngày 3 tháng 11 năm 2019, bên lề Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35.

Các nhà lãnh đạo ASEAN chụp ảnh nhóm trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 tại Bangkok vào ngày 3/11/2019, bên lề Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35. Ảnh: Getty Images

Vừa qua, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên lần thứ 35 và cấp cao liên quan tại Bangkok, Thái Lan để tiếp tục thảo luận về tương lai của RCEP. 

Rào cản Ấn Độ

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia Darell Leiking cho biết các nước ASEAN đã kết thúc việc thảo luận về Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP). Các nước tham gia RCEP đã thảo luận về hiệp định này, nhưng chỉ đề cập những nội dung cơ bản nhất do còn nhiều vấn đề chi tiết chưa thống nhất.

Có thể thấy, bất chấp sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Trung Quốc và các thành viên ASEAN, thỏa thuận RCEP vẫn còn lực cản, chủ yếu được cho là xuất phát từ Ấn Độ. Quốc gia này vẫn đang lo ngại RCEP có thể gây bất lợi cho các nhà sản xuất trong nước khi phải cạnh tranh với những sản phẩm, hàng hóa rẻ hơn đến từ những thị trường khác.

Trong bối cảnh tăng trưởng của Ấn Độ đang chậm lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nước này quay cuồng trong tác động của những cải cách quan trọng và nền kinh tế phải vật lộn để tạo ra đủ việc làm cho lực lượng lao động dồi dào, việc hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường sẽ đẩy nền sản xuất nội địa chịu sự cạnh tranh rất lớn; đồng thời ảnh hưởng đến các doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ thấp và ảnh hưởng tới thị trường lao động, nhất tầng lớp người lao động nghèo.

Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến Ấn Độ do dự trong đàm phán RCEP đang làm tăng vấn đề thâm hụt thương mại. Theo đó, thâm hụt thương mại Ấn Độ giữa với Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2012. Chính vì vậy, tình hình đang trở nên không thuận lợi cho Ấn Độ trong kế hoạch hiện tại nếu tham gia RCEP.

Do đó, trong quá trình đàm phán, Ấn Độ vẫn đang tiếp tục nêu thêm nhiều đề nghị thay đổi về nhiệm vụ cơ bản và các quy tắc cụ thể về sản phẩm. Theo nội dung đàm phán của RCEP, Ấn Độ sẽ cắt giảm thuế đối với hơn 90% các mặt hàng đối với hầu hết các quốc gia trong RCEP, ngoại trừ Trung Quốc, với một số mặt hàng sẽ giảm dần trong các khung thời gian 10 năm, 15 năm và 20 năm.

Trong hai thập kỷ qua, Ấn Độ đã ký nhiều hiệp định thương mại và có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Thậm chí ngay cả với đối tác ASEAN, sau khi ký kết FTA với khu vực vào năm 2008, thâm hụt thương mại Ấn Độ với khối đã tăng từ 6 tỷ USD vào năm 2009 lên 21 tỷ USD trong năm 2018.

Kinh nghiệm của Ấn Độ với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cho thấy các dấu hiệu tương tự. Trong khi đó, xuất khẩu của Ấn Độ tăng nhẹ hoặc giảm tuyệt đối trong giai đoạn này, với thị phần xuất khẩu chung của quốc gia này giảm xuống chỉ còn 1,6% trong 10 năm qua.

Mặc dù cốt lõi của sự tranh chấp đối với Ấn Độ trong RCEP chủ yếu xoay quanh vấn đề  với Trung Quốc, nhưng cũng có một vấn đề rộng lớn hơn về các biện pháp phi thuế quan khác cần được nhìn nhận.

Kể từ khi các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu gần bảy năm trước, thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của xu hướng bảo hộ nền kinh tế. Dữ liệu cho thấy Trung Quốc là quốc gia áp đặt số lượng biện pháp bảo hộ thương mại lớn nhất vào Ấn Độ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, bao gồm các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, tiếp theo là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật.

Theo Rajiv Biswas, kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của IHS Markit, RCEP cung cấp cơ hội trở thành một phần của chuỗi giá trị toàn cầu và sẽ tăng khả năng cạnh tranh của Ấn Độ, nhưng trên thực tế, Ấn Độ đã có thỏa thuận với các nước ASEAN và thỏa thuận song phương với Nhật Bản. Chính vì vậy, về cơ bản RCEP không có nhiều ý nghĩa cho Ấn Độ.

Đáng chú ý, Ấn Độ đang xem xét thay thế thỏa thuận RCEP bằng một thỏa thuận với Mỹ. Vì vậy, nhiều khả năng đang chỉ ra, Ấn Độ sẽ ký kết một thỏa thuận mới với Mỹ thay vì một thỏa thuận với Trung Quốc.

Liệu RCEP có cần thiết?

RCEP sẽ mang đến cho các quốc gia thành viên nhiều cơ hội hợp tác lớn

RCEP sẽ mang đến cho các quốc gia thành viên nhiều cơ hội hợp tác lớn

Sự chần chừ của Ấn Độ đã đặt ra câu hỏi, liệu thỏa thuận RCEP có thật sự cần thiết? Nhiều quốc gia ASEAN đã tham gia vào Hiệp định CPTPP với những ưu đãi vượt trội, đồng thời sở hữu các hiệp định song phương với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Vậy, RCEP có thực sự quan trọng?

RCEP là một hiệp định thương mại kết nối 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ; cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc biệt, tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao trùm lên khu vực sinh sống của 50% dân số thế giới và khoảng 40% thương mại toàn cầu.

Do đó, việc ký kết RCEP được kỳ vọng sẽ giúp các nước phát triển đang áp dụng chính sách bảo hộ thương mại nhằm vào những nền kinh tế sản xuất mới. Đồng thời, mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong Hiệp định là Trung Quốc và Nhật Bản có thể giúp giảm thiểu tác động của căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với Mỹ và những bất ổn địa chính trị đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt, RCEP có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang nhập siêu khá lớn từ khu vực này. Khi RCEP được ký kết và đi vào hiệu lực, nguồn nguyên liệu nước ta nhập khẩu từ các nước trong khối 'ASEAN + 6' cũng sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam.

Nếu RCEP thành công trong năm 2019 thì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có thể có ba FTA lớn (CPTPP, RCEP, và hiệp định đối tác kinh tế EU-Nhật Bản, sắp tới có thể là Hiệp định đối tác kinh tế EU - Việt Nam), mỗi hiệp định có một mức độ chất lượng khác nhau nhưng nếu điều này thành hiện thưc, châu Á sẽ trở thành khu vực thương mại tự do sôi động nhất của thế giới, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế đang suy giảm trong thời kì nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gian nan hành trình RCEP tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713490663 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713490663 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10