Dù những thành công mà Luật Đầu tư mang lại là không ít nhưng mặt trái của Luật này mang lại cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã nói ở bài trước, sự ra đời của Luật Đầu tư là một trong những dấu mốc đáng chú ý trên con đường hội nhập của Việt Nam.
Là người trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm tra, hoàn thiện dự án Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, cá nhân tôi nhận thấy nhiều kết quả nổi bật mà Luật này mạng lại. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tấm huy chương nào cũng có... mặt trái.
Công nghệ mang vào Việt Nam chưa phải là mới nhất
Thứ nhất, là những kết quả trực tiếp. Về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư, tính đến 20/9/2018, có trên 26.640 dự án còn hoạt động đến từ 129 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký là 334 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện trên 185 tỷ USD. Đối với tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, năm 2017 đầu tư nước ngoài chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp 19,6% GDP, trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 17% tổng thu ngân sách nhà nước.
Thứ hai, những tác động lan tỏa không dễ nhận thấy của đầu tư nước ngoài đến khu vực kinh tế trong nước. Nếu không có sức ép cạnh tranh từ khu vực đầu tư nước ngoài thì làm sao khu vực doanh nghiệp trong nước chịu mua sắm công nghệ, thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực quản lý để sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao.
Nhưng nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta trước hết là vì mục tiêu lợi nhuận. Hầu hết họ mong muốn làm ăn nghiêm túc, hợp tác với nước chủ nhà để cùng chia sẻ thành công và lợi ích, nhưng cũng có một bộ phận nhà đầu tư thiếu năng lực, thiếu thiện chí.
Bên cạnh đó, do cơ chế, chính sách, do trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ cán bộ, do nội lực nền kinh tế của chúng ta nên việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, bất cập. Đáng chú ý là, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư mới đạt trên mức trung bình (trên 55%).
Công nghệ mang vào Việt Nam chưa phải là công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất, thậm chí chỉ mới ở mức khá hoặc trung bình. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng phần lớn nhập khẩu nguyên vật liệu, linh phụ kiện từ nước ngoài. Việc liên kết chuyển giao công nghệ với khu vực doanh nghiệp trong nước còn ở mức thấp, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có hành vi chuyển giá, trốn thuế, thâu tóm thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp chưa bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam, tuyển dụng lao động nước ngoài, trong đó có lao động phổ thông, không đúng quy định của pháp luật…
Cần thu hút nhà đầu tư đẳng cấp cao
Trong bối cảnh mới, với những thách thức từ chiến tranh thương mại, sự dịch chuyển của các dòng đầu tư, Cách mạng Công nghiệp 4.0 chúng ta cần định hướng thu hút FDI thế hệ mới.
Từ những thành tựu, hạn chế, yếu kém, bất cập, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm rút ra qua 30 năm, bám sát định hướng xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 cũng như tính đến diễn biến tình hình, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước, chắc chắn các cơ quan có thẩm quyền sẽ có chỉ đạo về mục tiêu, định hướng mới trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài.
Theo quan điểm của cá nhân tôi, Việt Nam cần phải thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng hơn, đẳng cấp hơn, sử dụng đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn trên nền tảng Cách mạng Công nghiệp 4.0 để góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Muốn vậy, chúng ta phải tiếp tục cải cách, đổi mới thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh.
Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách phù hợp để định hướng đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực, địa bàn thích hợp. Chúng ta phải mời gọi, thu hút các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới từ các nước phát triển nhất thuộc nhóm G7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các nước khác có trình độ công nghệ cao, tiên tiến và quản trị hiện đại…
Có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 22): Luật Đầu tư và vấn đề chọn lọc dự án FDI
04:55, 20/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 21): Luật Đầu tư và vấn đề thu hút FDI
04:55, 19/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 20): Sứ mệnh lịch sử của Luật Đầu tư
04:55, 18/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 19): Luật Doanh nghiệp 2020 đã thay đổi vấn đề quản trị công ty như thế nào?
04:55, 17/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 17): Luật Doanh nghiệp và hành trình tiến đến không gian kinh tế tự do
04:50, 15/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 16): Luật Doanh nghiệp và những bước lùi chân của nhà nước
04:55, 12/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 15): Luật Doanh nghiệp và vấn đề hậu kiểm
04:55, 11/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 14): Luật Doanh nghiệp và cuộc cách mạng thủ tục hành chính
04:55, 10/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Luật Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh
04:50, 08/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 12): Doanh nghiệp nhà nước cần cách tiếp cận mới
04:55, 06/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 10): Kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp nhà nước
04:55, 05/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 9): Bốn rủi ro của mô hình nhà nước kiến tạo
04:55, 04/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 7): Cải cách bắt đầu từ đâu?
04:50, 02/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 6): Kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước
04:50, 01/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 5): Bước ngoặt chuyển đổi
04:50, 24/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 4): Luật riêng về tích tụ ruộng đất phải giải quyết được những vấn đề gì?
05:30, 21/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 2): Từ Khoán 10 tới tích tụ ruộng đất
04:50, 16/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 1): “Cha đẻ của khoán 10”, người mở đường cho tư duy đổi mới nông nghiệp
11:01, 13/02/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI: Tầm nhìn 2045
04:50, 11/02/2021