Hệ lụy xung đột thương mại Trung- Úc

Diendandoanhnghiep.vn Việc Trung Quốc áp thuế với lúa mạch và ngưng nhập khẩu thịt bò từ các lò mổ lớn nhất nước Úc đã “châm ngòi” cho cuộc chiến tranh thương mại Trung- Úc.

Chính phủ Trung Quốc đã thông báo áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với tổng mức thuế 80,5% đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Úc trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.

p/Trung Quốc đã thông báo áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với tổng mức thuế 80,5% đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Úc.p/Một cánh đồng lúa mạch tại Úc. (Ảnh: ABC News)

Trung Quốc đã thông báo áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với tổng mức thuế 80,5% đối với sản phẩm lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Một cánh đồng lúa mạch tại Úc. (Ảnh: ABC News)

Đòn lẻ mang sức mạnh lớn

Việc Trung Quốc nhắm vào Úc để gây sức ép thương mại có hai lý do chính: Một là, Úc thể hiện mình là đồng minh thân thiết của Mỹ khi kêu gọi xem xét lại nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19 và ủng hộ Đài Loan vào WHO; Hai là, Bắc Kinh nhận thấy Úc quá phụ thuộc thương mại vào mình.

Phụ thuộc vào Trung Quốc tới 33% tổng thương mại quốc tế, công nghệ 4.0 như AI, công nghệ sinh học, quản lý kỹ thuật số siêu tốc, tổng cộng có 559 loại hàng hóa chiến lược,… khiến Úc dễ bị dồn vào thế khó.

Song song với đó, Trung Quốc khơi lại xung đột biên giới với Ấn Độ, đẩy mối quan hệ kinh tế Trung- Ấn vào quỹ đạo xấu. Cũng như với Úc, màn gây hấn với Ấn Độ cũng xuất phát từ một động lực tương tự, đó là Bắc Kinh luôn cho rằng, đối phương đã nằm trọn trong vùng ảnh hưởng kinh tế của mình.

Xa hơn là Tokyo, người Trung Quốc luôn tỏ ra khó chịu với các sự kiện quá khứ có liên quan đến đế quốc Nhật Bản trong lịch sử và lao vào tranh chấp quần đảo Điếu Ngư.

Một điểm chung trong các màn xung đột này là các nước mà Trung Quốc gây mâu thuẫn đều là đồng minh hoặc có chiều hướng lệch về phía Washington. Trên thực tế, các nước này đều tham gia mạng lưới tình báo Five Eyes và Tứ giác kim cương - cùng một mục đích kiềm tỏa Trung Quốc.

Đòn đánh tỉa mà Bắc Kinh thực hiện là bằng kinh tế, đi đầu là vốn đầu tư, hợp tác thương mại, âm thầm nắm giữ các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ... Đến lúc cần thiết, họ dựa trên thế mạnh đó để tấn công.

Dễ dính phản đòn hội đồng

Không tự nhiên mà Úc lên tiếng nói cùng Mỹ và các đồng minh khác yêu cầu điều tra nguồn gốc của COVID-19. Bằng cách này, Úc tranh thủ được tiếng nói của Mỹ trong xử lý quan hệ lợi ích với Bắc Kinh ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc vẫn rất cần nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giá cả cạnh tranh tại Úc để vận hành nền sản xuất khổng lồ. Đặc biệt, Úc cung cấp tới 75% khối lượng quặng sắt cho Trung Quốc, nên việc tìm nguồn thay thế không dễ dàng khi kinh tế toàn cầu trì trệ. Nếu Trung Quốc càng già néo, sợi dây kết nối họ với các cường quốc càng dễ đứt. Bởi vì, mối quan hệ giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và New Zealand đã hình thành bộ khung với mục tiêu định hình lại cục diện thế giới.

Tại Úc, người dân nước này bắt đầu xem Trung Quốc là “kẻ đối nghịch với họ”. Thậm chí, ông trùm khai thác mỏ Andrew Forrest kêu gọi làm lành với Trung Quốc bị coi là “kẻ phản bội”. Hay như tại Ấn Độ, làn sóng “tẩy chay” hàng hóa Trung Quốc đã “trỗi dậy” khi hai bên căng thẳng biên giới.

Trong khi đó, Mỹ liên tục hối thúc các công ty toàn cầu của họ rời bỏ Trung Quốc càng sớm càng tốt. Theo một thống kê mới nhất của Qima, đã có 95% doanh nghiệp Mỹ muốn tìm nhà cung cấp mới!

Sức mạnh vật chất của Trung Quốc chính là chuỗi cung ứng toàn cầu, mà họ đang nắm giữ. Nhưng dịch bệnh COVID-19 làm bùng phát làn sóng “thóa Trung”. Thêm nữa, đối với hàng trăm tỷ USD mà Bắc Kinh cho vay khắp thế giới, hiệu quả của bên đi vay đang là vấn đề gây bức xúc ở nhiều quốc gia. Do đó, nhiều mối lo ngại an ninh kinh tế, tài chính, quốc gia liên quan đến Trung Quốc đã xuất hiện khắp thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ lụy xung đột thương mại Trung- Úc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711677565 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711677565 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10