Liên kết yếu, doanh nghiệp Việt chưa "bay" cùng "đại bàng"

HẠNH LÊ 06/12/2023 02:30

Làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tuy mang theo nguồn vốn lớn nhưng chưa thể kéo nền kinh tế lên nấc thang giá trị cao hơn.

>>>Vì sao doanh nghiệp FDI khó tìm được “ý trung nhân” tại Việt Nam?

Tại hội thảo công bố báo cáo “Liên kết chuỗi giá trị của doanh nghiệp Việt Nam tới chuỗi giá trị toàn cầu”,  TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng  Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho biết: trong giai đoạn trước, quá trình chuyển dịch đầu tư từ lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy sang công nghiệp điện tử đã tạo liên kết giữa một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Đến nay, báo cáo PCI 2022 cho thấy, cơ cấu doanh nghiệp FDI có sự chuyển dịch sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao, gần 50% doanh nghiệp FDI được khảo sát hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện VEPRp/

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện VERP cho rằng, liên kết doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị của tập đoàn lớn còn lỏng và yếu

Khu vực FDI trở thành đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, hiện đang chiếm hơn 70%. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao đạt gần 36%, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia ở ASEAN có hàm lượng xuất khẩu công nghệ cao trung bình trên 30%.

Mặc dù thu hút nhiều FDI song khả năng cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, đặc biệt là cung ứng cho tập đoàn lớn. Trong khi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan sử dụng đầu vào trong nước thì ở Việt Nam, con số này chiếm khoảng 60%.

Trong chuỗi giá trị, liên kết của doanh nghiệp trong nước với một số doanh nghiệp FDI chủ yếu theo liên kết dọc (bao gồm liên kết xuôi và liên kết ngược). Phân tích cụ thể hơn, các chuyên gia thực hiện báo cáo chỉ rõ, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi, đa phần thâm dụng lao động và yêu cầu kỹ thuật thấp (liên kết ngược). Dù có một số “đại bàng” mở rộng đầu tư nhưng doanh nghiệp Việt chưa tham gia vào hệ sinh thái, chuỗi giá trị của doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

>>>Kỳ vọng từ các doanh nghiệp FDI

>>>Đón “đại bàng” công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có thể thành điểm đến toàn cầu

TS. Nguyễn Quốc Việt nhận định: Làn sóng đầu tư nước ngoài mang theo nguồn vốn lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất nhưng chưa thể kéo nền kinh tế lên nấc thang giá trị cao hơn.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đồng quan điểm khi đánh giá doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam tận dụng chính sách ưu đãi, lợi thế giá nhân công và có đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Song những lợi thế này chưa đủ để doanh nghiệp Việt tiến lên và phát triển trong chuỗi giá trị. Thay vào đó, cần xác định chìa khoá quan trọng nhất là đầu tư khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.

Đầu tư cho công nghệ là chìa khoá để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị

Đầu tư cho công nghệ là chìa khoá để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị

Tuy nhiên, theo khảo sát của các chuyên gia thực hiện báo cáo, những yêu cầu trên là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Chưa kể, sự thay đổi của chính sách, thể chế toàn cầu, cụ thể là thuế tối thiểu toàn cầu có thể có tác động đến khẩu vị và chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp FDI. Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, nâng cao năng lực cạnh tranh để doanh nghiệp trong nước tự tin liên kết, tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI là cấp thiết.

Bối cảnh kinh tế toàn cầu trong thời gian tới tuy còn nhiều thách thức nhưng mở ra những cơ hội vàng cho doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết, tham gia chuỗi giá trị công nghệ cao. Trong đó có công nghiệp bán dẫn - một trong những ngành công nghiệp quan trọng chiến lược trên toàn cầu.

Từ thực tế trên, TS. Nguyễn Quốc Việt đưa ra 4 gợi ý chính sách. Đó là thiết lập liên kết vùng thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp tạo thành chuỗi khép kín vừa chủ động nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất vừa đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ, xúc tiến hàng hoá, mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở rà soát điều chỉnh danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên cho phù hợp với nhu cầu phát triển thực tiễn.

Có thể bạn quan tâm

  • Liên kết Doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI: Chật vật tìm tiếng nói chung

    Liên kết Doanh nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp FDI: Chật vật tìm tiếng nói chung

    18:01, 05/12/2023

  • Doanh nghiệp FDI đến từ Singapore “bén rễ” trên đất Nghệ An

    Doanh nghiệp FDI đến từ Singapore “bén rễ” trên đất Nghệ An

    14:59, 29/08/2023

  • Hải Dương: Động lực tăng trưởng kinh tế từ doanh nghiệp FDI

    Hải Dương: Động lực tăng trưởng kinh tế từ doanh nghiệp FDI

    03:00, 12/08/2023

  • Thuế tối thiểu toàn cầu và mong muốn của doanh nghiệp FDI

    Thuế tối thiểu toàn cầu và mong muốn của doanh nghiệp FDI

    03:02, 26/06/2023

  • Hóa giải khó khăn cho doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam

    Hóa giải khó khăn cho doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam

    02:44, 16/05/2023

  • Doanh nghiệp FDI “hiến kế” cải thiện môi trường kinh doanh

    Doanh nghiệp FDI “hiến kế” cải thiện môi trường kinh doanh

    04:10, 27/04/2023

  • Doanh nghiệp FDI hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu

    Doanh nghiệp FDI hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu

    09:56, 17/03/2023

  • Doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một cuộc “kết hôn” thật sự với doanh nghiệp FDI

    Doanh nghiệp Việt Nam chưa có được một cuộc “kết hôn” thật sự với doanh nghiệp FDI

    12:47, 15/09/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Liên kết yếu, doanh nghiệp Việt chưa "bay" cùng "đại bàng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO