“Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu

Diendandoanhnghiep.vn Nghiên cứu từ các vụ án vi phạm trong đấu thầu mua sắm thiết bị y tế thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do còn kẽ hở từ Luật Giá và Luật Đấu thầu…

>>“Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 1): Phát súng lệnh vào "thành trì"

Hai năm qua, đất nước ta đã trải qua thử thách chưa từng có, hàng vạn bác sĩ, nhân viên y tế không quản hy sinh, gian khổ, xông pha vào tuyến đầu chống dịch để điều trị, chăm sóc sức khoẻ cho người dân bị nhiễm COVID-19. Họ xứng đáng được nhân dân cảm phục, ngợi ca và tri ân sâu sắc. Tuy nhiên, đáng buồn thay khi vẫn có một số cán bộ Y tế các cấp đã sa vào chủ nghĩa cá nhân, phải đứng trước vành móng ngựa cùng còng số 8 trên tay.

Đáng chú ý, những sai phạm trong lĩnh vực này hầu như đều liên quan đến việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Nói theo PGS.TS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII, mục đích của hoạt động đấu thầu rất tốt và đúng đắn để lựa chọn được nhà thầu, lựa chọn được loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho Nhà nước, nhưng thay vì tiết kiệm, những người này lại “phù phép”, thổi giá lên nhiều lần, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.

Đó là những con sâu, những kẻ đục khoét ngân sách, sống trên nỗi đau của người bệnh. Đó là những con người mặc áo ngành Y nhưng thoái hóa, biến chất, đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tín nhiệm giao phó để trục lợi cá nhân. Nhưng điều gì cũng phải có nguyên nhân, vậy, do đâu mà những vi phạm trong đấu thầu y tế vẫn cứ diễn ra?

jihihihi

Các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội trong một phiên tòa. Ảnh: K.N

>>“Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 2): Lộ diện … phần chìm của tảng băng

Hai “lỗ hổng” lớn

Quay trở lại thông tin về các vụ án vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm thiết bị y tế thời gian qua, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những vi phạm là do đang tồn tại hai “lỗ hổng” lớn.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật gia Trần Hồng Tình - Trưởng Văn phòng đại diện Văn phòng luật Nguyễn Thanh Bình cho rằng, việc “thổi giá” thiết bị y tế tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực là có sự câu kết chặt chẽ giữa cán bộ của các bệnh viện và “nhiều doanh nghiệp” khác nhau, trong đó đặc biệt là với các doanh nghiệp thẩm định giá. Vấn đề đặt ra là vì sao trong các vụ án này, các đối tượng lại có thể dễ dàng qua mặt các cơ quan chức năng để “thổi giá” tăng gấp nhiều lần so với giá trị thực thiết bị y tế?

Đọc lại nội dung Điều 29 và Điều 42 Luật Giá 2012 cho thấy pháp luật đã trao quyền cho doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá quá lớn: Được quyền cung cấp dịch vụ thẩm định giá và nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng; và hoạt động theo nguyên tắc độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và chỉ chịu trách nhiệm trước khách hàng về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá…

Tuy nhiên, lại quá dễ dãi khi không hề có quy định cơ quan nào, cấp nào có quyền hậu kiểm kết quả thẩm định; giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện của thẩm định viên có đảm bảo theo luật định; hoặc hỗ trợ tạo điều kiện cho thẩm định viên hoạt động độc lập về chuyên môn, không chịu sự chi phối hay sức ép bất cứ từ bên nào?

“Muốn định giá cao thì thẩm định viên tô hồng tài sản, thay đổi số liệu để định giá cao tài sản đó, còn nếu muốn định giá thấp thì phớt lờ các lợi thế của tài sản như: thương hiệu, giấy phép… ? Chỉ đến khi vụ việc bị cáo giác, Thanh tra, Kiểm toán nhà nước vào cuộc thì dư luận, cơ quan chủ quản mới biết số liệu, kết quả thẩm định giá là… khống” - Luật gia Trần Hồng Tình phân tích.

Đáng chú ý, theo Luật gia Trần Hồng Tình, quy định về đấu thầu có nhiều bất cập dẫn đến hình thức “chỉ định thầu” bị lợi dụng triệt để trong các vụ mua sắm thiết bị y tế. Theo đó, có thể thấy hình thức chỉ định thầu là một trong 06 hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013. Do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản, thời gian thực hiện ngắn nên đây là hình thức được áp dụng tương đối phổ biến.

Theo đó, chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp như: Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách…(khoản 1, Điều 22, Luật Đấu thầu); Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện, Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn… (khoản 4, Điều 22, Luật Đấu thầu).

“Đây chính là kẽ hở vô hình trung tạo điều kiện thuận lợi để cho các đối tượng áp dụng hình thức chỉ định thầu để phục vụ cho động cơ trục lợi mà không phải thông qua sự kiểm duyệt của bất cứ tổ chức có thẩm quyền nào khác”, luật gia Trần Hồng Tình nói.

Minh chứng rõ nét nhất cho sự bất cập của chính sách pháp luật và bất cập này đã được các đối tượng trong vụ án xảy ra tại CDC Hà Nội lợi dụng triệt để. Đó là vụ mua máy xét nghiệm để phục vụ cho công tác chống dịch COVID-19 tại CDC Hà Nội.

Trong vụ án này, các đối tượng đã áp dụng một cách triệt để điểm a, khoản 1: “Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách”.

Quy định chỉ định thầu là cần thiết trong trường hợp cấp bách, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu. Điều đáng nói ở đây là với quy định trên đồng nghĩa với gói thầu mua vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19 tại CDC Hà Nội nói riêng không phải chịu sự ràng buộc đối với bất cứ điều kiện nào cũng như sự kiểm soát nào.

hihihi

Luật gia Trần Hồng Tình - Trưởng Văn phòng đại diện Văn phòng luật Nguyễn Thanh Bình

Bịt các “kẽ hở” từ Luật

Luật gia Trần Hồng Tình cho rằng, công tác tổ chức đấu thầu đang có những lỗ hổng tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng. Hai kẽ hở lớn nhất, đó là: Quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, cho phép chỉ định thầu trong một số trường hợp như: Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách… hay chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; và quy định thẩm định viên được quyền cung cấp dịch vụ thẩm định giá và nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng; và hoạt động theo nguyên tắc độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và chỉ chịu trách nhiệm trước khách hàng về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá… (Điều 29 và Điều 42 Luật Giá 2012) nhưng lại không có cơ chế hậu kiểm hoặc chịu giám sát, kiểm tra của bất kỳ cơ quan nào. Khiến chính những người đại diện cho cơ quan có thẩm quyền lại rất dễ dàng bị thao túng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện những hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu.

“Vì vậy để ngăn chặn hành vi “thổi giá” nâng khống thiết bị y tế tương tự xảy ra trong tương lai cần sớm bịt lại các kẽ hở về chỉ định thầu và thẩm định giá. Cần phải cân nhắc những nội dung bất cập trong quy định về chỉ định thầu tại Điều 22 Luật Đấu thầu 2013” - Trưởng Văn phòng đại diện Văn phòng luật Nguyễn Thanh Bình chia sẻ.

Cùng với đó, xem xét sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật làm hạn chế sự lạm quyền của thẩm định viên và các tổ chức hoạt động về thẩm định giá theo hướng muốn “lách” cũng không có “cửa”; bổ sung quy định khắt khe hơn về tiêu chuẩn đào tạo, tuyển dụng và cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong thẩm định giá; chấn chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề thẩm định giá; công khai những trường hợp vi phạm…

“Đặc biệt xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân nếu phát hiện có hành vi thông đồng, nâng khống, trục lợi, làm thất thoát tài sản nhà nước” - Luật gia Trần Hồng Tình - Trưởng Văn phòng đại diện Văn phòng luật Nguyễn Thanh Bình nói.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713908838 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713908838 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10