Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc tại châu Á

Diendandoanhnghiep.vn Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc đang phải đối mặt với một thách thức khi một số quốc gia láng giềng đang xích lại gần Mỹ bất chấp nỗ lực hàn gắn quan hệ của Bắc Kinh.

>> Hòa đàm Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ cần vai trò Trung Quốc?

Thỏa thuận AUKUS giữa ba nước Mỹ - Anh - Australia khiếnp/Trung Quốc lo ngại

Thỏa thuận AUKUS giữa ba nước Mỹ - Anh - Australia khiến Trung Quốc lo ngại

Các nhà phân tích ngoại giao cho biết Australia và Philippines gần đây đã có những động thái tăng cường mối quan hệ quân sự với Mỹ và sự tan băng trong mối quan hệ giữa hai đồng minh khác của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc đã khiến Bắc Kinh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Trong tuần này, Australia đã xác nhận kế hoạch mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân theo thỏa thuận AUKUS với Anh và Mỹ, trong khi ông Yoon Suk-yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên đến thăm Nhật Bản sau 12 năm. Chuyến thăm của ông Yoon đã được Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đánh giá là một “bước tiến lớn” hướng tới sự hợp tác giữa 2 nước.

Trong khi đó, Philippines đã nối lại các cuộc tuần tra chung với quân đội Mỹ ở Biển Đông và chấp thuận cho Washinton quyền tiếp cận thêm 4 căn cứ quân sự và tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay với Mỹ vào tháng tới.

Nhận định về tình hình địa chính trị thời gian gần đây, ông George Magnus, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, cho biết có thể hiểu được rằng Bắc Kinh đang lo ngại sâu sắc về một châu Á ngày càng đẩy mạnh quân sự hóa.

Chuyên gia này chỉ ra rằng: "Trung Quốc có những lo ngại chính đáng về thỏa thuận AUKUS khi đây không chỉ là về tàu ngầm hạt nhân, mà nó còn liên quan đến nghiên cứu và phát triển chung về vũ khí siêu thanh, hợp tác an ninh mạng và sự hiện diện ngày càng tăng của Anh và Mỹ trong khu vực".

Nhìn chung, AUKUS là một khuôn khổ hợp tác quân sự quan trọng, và nó cũng một phần được thúc đẩy bởi những hạn chế của Bộ tứ Quad trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và an ninh. Cùng với Nhật Bản và Ấn Độ, Mỹ và Australia đều là thành viên của Quad, nhóm mà Bắc Kinh đã cảnh báo rằng sẽ là một "NATO châu Á" tiềm năng.

>> Bộ ba AUKUS đi "nước cờ" mới, Trung Quốc phản ứng thế nào?

 Tổng thống Yoon Suk-yeol (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong cuộc gặp bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốcp/ở New York ngày 21-9-2022

Tổng thống Yoon Suk-yeol (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong cuộc gặp bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York ngày 21-9-2022

Tương tự, ông Zhou Chenming, một nhà nghiên cứu tại viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang đánh giá, Trung Quốc không có khả năng ngăn chặn các thỏa thuận như AUKUS. “Thật đáng tiếc khi đã có những dấu hiệu cải thiện trong quan hệ của Trung Quốc với Australia, nhưng bây giờ điều đó có thể bị gián đoạn do thỏa thuận AUKUS gây ra", chuyên gia này lưu ý.

Mặt khác, Trung Quốc cũng đang theo dõi một cách thận trọng khi Hàn Quốc và Philippines cũng đang xích lại gần Washington bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại của Bắc Kinh. Sau khi diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng họ hy vọng những nỗ lực của hai nước sẽ không làm suy yếu hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

Trong khi chính phủ Nhật Bản mới phê duyệt một kế hoạch tái vũ trang đầy tham vọng, chính quyền của Tổng thống Yoon cho đến nay vẫn hành động một cách thận trọng hơn. Nhưng với việc công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào tháng 1, sự tan băng trong quan hệ với Nhật Bản và chuyến thăm được dự kiến của ông Yoon tới Nhà Trắng vào tháng tới, nhiều nhà phân tích Trung Quốc lo ngại rằng cuối cùng Hàn Quốc có thể đã chọn đứng hẳn về phía Mỹ.

Theo ông Pang Zhongying, Giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Tứ Xuyên, sự thay đổi của Seoul sẽ tạo một động lực đáng kể cho chiến lược của Washington trong khu vực. Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá, tương lai của mối quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản vẫn cần phải theo dõi khi mối quan hệ này bị hạn chế bởi môi trường chính trị trong nước của cả hai quốc gia.

Chuyên gia này cho biết thêm: “Cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng đánh giá và kiểm tra lẫn nhau. Nhưng với việc Washington đang đạt được những tiến bộ tích cực trong việc xây dựng một liên minh chiến lược và quan hệ đối tác kinh tế với các nước láng giềng của Bắc Kinh, điều này có thể làm chậm nỗ lực nối lại đối thoại giữa hai nước để giải quyết những khác biệt và xung đột”.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc tại châu Á tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722803 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722803 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10