Khi vấn nạn khoáng tặc liên tục lộng hành, nhiều cán bộ liên đới trách nhiệm bị kiểm điểm, kỷ luật.
Chính quyền tỉnh Gia Lai đã phát văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường(TNMT) chờ tháo gỡ những bất cập, vướng mắc thì nhiều doanh nghiệp chân chính hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản vật liệu xây dựng đang rơi vào cảnh chết “lâm sàng” do không cạnh tranh về giá với các đầu nậu.
Lộ diện nhiều bất cập
Tỉnh Gia Lai với địa hình phức tạp, nhiều sông suối, gò đồi, đất, đá bao trùm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, năng suất cây trồng vật nuôi. Nhiều ruộng, rẫy của người dân bị cát bối lắng hay muốn cải tạo mặt bằng nhưng chưa có luật điều chỉnh. Ông Lê Xuân Dũng – Trưởng phòng TNMT huyện Chư Păh (Gia Lai) cho biết, qua các đợt tiếp xúc cử tri người dân kiến nghị xin được cải tạo, nâng cao giá trị, hiệu quả khai thác sử dụng đất. Tuy vậy, nếu xã, huyện linh hoạt giải quyết cho người dân thì vi phạm Luật Khoáng sản.
Ông Dũng cũng chỉ ra sự vênh nhau giữa Luật Khoáng sản và Luật Đất đai năm 2013. Theo Luật Khoáng sản quy định tất cả các sản phẩm từ cải tạo đất đều là khoáng sản. Vì vậy phải thực hiện đầy đủ các thủ tục mới được khai thác, không phân biệt quy mô, diện tích, trữ lượng lớn hay nhỏ, kể cả tận thu ở ruộng hay mương nước. Trong khi đó tại (khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 134) của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 35/2015/NĐ-CP thì Nhà nước lại khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, tiền để cải tạo làm tăng độ màu mỡ cho đất.
Sự bất cập trên đã được tỉnh Gia Lai phát Công văn 3351 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Kpă Thuyên ký gửi Bộ TNMT kiến nghị cho phép khai thác theo thời gian, kế hoạch, phương án của tỉnh hay cho đăng ký tại chính quyền cấp huyện theo phân cấp của UBND tỉnh. Và Bộ TNMT đã có văn bản 3290 phúc đáp rằng: Việc cho phép khai thác đất, cát có xây dựng có quy mô nhỏ không cấp phép mà đăng ký là chưa có cơ sở pháp lý; chính quyền cấp huyện, xã cũng chưa được phân cấp trong Luật Khoáng sản nên không thể thực hiện.
Trong lúc chính quyền cấp huyện, xã đang loay hoay chờ văn bản hướng dẫn thì vấn nạn khoáng tặc tại Gia Lai lại rộ lên, nhiều đầu nậu “lách luật” hay “câu kết” với chủ vườn đội nốt cải tạo vườn tổ chức trộm cắp khoáng sản không chỉ làm thất thoát tài nguyên, ngân sách mà nhiều cán bộ liên đới liên tục bị kiểm điểm, kỷ luật. Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo các huyện Chư Păh, Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Grai và TP Pleiku tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan vì đã để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép kéo dài, không kịp thời xử lý trên địa bàn quản lý.
Một cán bộ Sở TNMT Gia Lai nhìn nhận, ngoài sự bất cập thì không loại trừ cán bộ cấp xã còn buông lỏng quản lí, thậm chí còn tiếp tay cho khoáng tặc.
Doanh nghiệp chết lâm sàn
Việc các đầu nậu khoáng tặc nở rộ, đồng nghĩa với việc nguồn cung cho thị trường ngày càng nhiều. Điển hình như lĩnh vực cát xây dựng, khi thị trường xây dựng tại Gia Lai gặp khó khăn, doanh số bán hàng của các doanh nghiệp được cấp mỏ sụt giảm thì nhiều doanh nghiệp còn không đấu nổi với cát lậu.
Giám đốc một mỏ cát được cấp phép tại huyện Phú Thiện (xin giấu tên) cho biết, nếu như năm 2017 doanh nghiệp xuất bán khoảng 400 – 500m3/ tháng thì năm nay chỉ bán được 150m3/tháng. Doanh số giảm, giá cả cũng không cạnh tranh được do cát lậu họ phá giá. “Hiện cát lậu bán giá 150 ngàn/1m3 với loại xe khoảng 20m3, trong khi các chủ mỏ cát được cấp phép phải đóng đủ thứ phí, thuế thì làm sao bán giá như vậy được”, vị giám đốc này bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
18:00, 15/12/2018
11:13, 07/12/2018
11:45, 17/12/2018
06:30, 25/10/2018
12:47, 24/10/2018
16:32, 09/10/2018
Vị giám đốc doanh nghiệp này còn tiết lộ, nhiều mỏ dù có “lá bùa” tỉnh cấp nhưng họ không khai thác trong tọa độ, vị trí được cấp phép mà đóng cả tàu hàng trăm tấn xuôi ngược trên sông hút trộm rồi bán với giá rẻ bèo. Nếu chính quyền không kiểm soát được thì doanh nghiệp chân chính chết chắc.
Đại diện Phòng Quản lý khoáng sản (Sở TNMT) tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn hiện mới có 19 mỏ cát được cấp phép. “Cũng đã nghe doanh nghiệp phản ánh nạn cát lậu, tỉnh có chỉ đạo phòng cũng đã có kế hoạch phối hợp các huyện kiểm tra, ra soát” – vị cán bộ này nói.