Trận địa khoáng tặc tại Gia Lai: Nguồn lợi chảy vào túi ai?

Phạm Hưởng 15/12/2018 18:00

Khai thác trộm đất, đá, cát sỏi hiện đang tràn lan tại nhiều xã, huyện thị tỉnh Gia Lai dưới vỏ bọc cải tạo vườn, tận thu cát đưới sông suối để làm nương rẫy.

Đáng quan tâm là các đầu nậu dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng khiến nguồn lợi tài nguyên bị thất thoát, nhà nước thì thất thu. Vậy vì sao khoáng tặc lại lồng hành?

Cuốc rẫy, đào suối để khác thác đá, cát sỏi

Chỉ cần lân la khu vực các con suối, rẫy cà phê nơi hoang vắng không hiếm để bắt gặp tình trạng trộm cắp khoáng sản. Quy mô các điểm khai thác không lớn, các đầu nậu cũng rất tinh vi khi không đưa máy móc vào khai thác rầm rộ, tránh sự nhòm ngó của người dân.  

Ngày 13/12/ 2018, PV Báo Diễn đàn doanh nghiệp thâm nhập vào một điểm khai thác đá nậu tại thôn Thái Hà, xã Chư Pơng, huyện Chư Sê, chứng kiến hàng nghìn m2 đất rẫy, ruộng lúa được đào bới tung tóe, nham nhở, hai bên bờ suối sạt lở. Đá được moi lên nằm ngổn ngang, khoáng tặc hì hục dùng khoan những tảng đá to hàng tấn bất chấp sự có mặt của người lạ. Đá ra đến đâu xe ô tô vào tẩu tán đến đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Gia Lai: Người dân tố doanh nghiệp xả thải trái phép

    Gia Lai: Người dân tố doanh nghiệp xả thải trái phép

    11:13, 07/12/2018

  • Phân lô, tách thửa trái phép tại Gia Lai: Điểm mặt những cán bộ “tiếp tay” băm nát quy hoạch

    Phân lô, tách thửa trái phép tại Gia Lai: Điểm mặt những cán bộ “tiếp tay” băm nát quy hoạch

    11:46, 31/10/2018

  • Hoạt động xả thải tại KCN Trà Đa tỉnh Gia Lai:p/Làm rõ dấu hiệu vi phạm nếu có

    Hoạt động xả thải tại KCN Trà Đa tỉnh Gia Lai: Làm rõ dấu hiệu vi phạm nếu có

    06:30, 25/10/2018

  • Gia Lai: Nước thải đen ngòm chảy ra từ KCN Trà Đa

    Gia Lai: Nước thải đen ngòm chảy ra từ KCN Trà Đa

    16:32, 09/10/2018

  • Gia Lai: Đường trăm tỷ đang bảo hành…đã tan nát

    Gia Lai: Đường trăm tỷ đang bảo hành…đã tan nát

    14:33, 24/09/2018

Khi PV đặt câu hỏi ai là chủ mỏ đá, các đối tượng chỉ thừa nhận đi làm thuê và không biết ông chủ là ai! Đáng nói mỏ đá trên chỉ cách UBND xã Chư Pơng chưa đến 3km nhưng chính quyền lại không hề hay biết. Tương tự, tại (làng Phăm Ngol,  xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê), đá tặc ung dung hoạt động đội lốt cải tạo vườn. Chủ vườn ông Siu Kuih cho rằng, rẫy nhiều đá không canh tác được nên thuê ông Siu Bin đưa máy móc vào múc rẫy. Đá quá nhiều tiếc rẻ chẻ ra đưa đi bán. 

1.Sông Ayun trên cao nhìn xuống chẳng khác nào đại công trường khai thác cát

Sông Ayun trên cao nhìn xuống chẳng khác nào đại công trường khai thác cát

Tình trạng đá tặc, cát tặc hay đá tặc không chỉ tại huyện Chư Sê mà “bủa vây” tại nhiều sông suối, khu vực tại các huyện Ia Grai, Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Păh băm nát, làm biến dạng sông suối. Tỉnh Gia Lai đã phát văn bản chỉ đạo kiên quyết xử lí, lập lại trật tự nhưng xem ra vẫn chưa hạ nhiệt. Tại xã Ayun, huyện Mang Yang, dòng sông Ayun đang ngày đêm gồng mình chống chịu nạn cát tặc. Chỉ một khúc sông dài 5 – 7km theo ghi  nhận của PV như một đại công trường khai thác cát, nước đỏ ngòm. Dọc theo con sông, máy hút cát, vòi rồng đặt san sát, ruộng vườn bị phá nát bất chấp kiến nghị của người dân.

Theo ông Võ Lê Xuân Thiện – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (TNMT) huyện Mang Yang cho biết, dòng sông Ayun mới cấp phép cho một mỏ khai thác. Từ đầu năm 2018 huyện đã phát hiện 19 vụ khai thác, vận chuyển, mua bán khoáng sản trái phép với tổng khối lượng tịch thu gần 900m3.

Vì sao khoáng tặc lộng hành?

Do nguồn thu lợi bất chính từ hoạt động khai thác khoáng sản trái phép rất lớn nên các đối tượng vẫn lén lút khai thác. Theo quy định Luật khoáng sản, tất cả các sản phẩm khi cải tạo đất đều là khoáng sản, vì vậy cần phải thực hiện các thủ tục để được khai thác. Nhưng hiện nay rất nhiều chủ vườn dưới vỏ bọc cải tạo vườn “câu kết” với các đầu nậu để trộm cắp khoáng sản, không cần xin phép. Hay rất nhiều vụ việc trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua nguồn tin trình báo, cơ quan chức năng lại thoái thác, né trách nhiệm. 

Tình trạng đá tặc, cát tặc hay đá tặc không chỉ tại huyện Chư Sê mà “bủa vây” tại nhiều sông suối, khu vực tại các huyện Ia Grai, Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Păh băm nát, làm biến dạng sông suối

Tình trạng đá tặc, cát tặc hay đá tặc không chỉ tại huyện Chư Sê mà “bủa vây” tại nhiều sông suối, khu vực tại các huyện Ia Grai, Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Păh băm nát, làm biến dạng sông suối

Đơn cử như vụ khai thác đá tại thôn Thái Hà, xã Chư  Pơng, huyện Chư Sê khi PV liên hệ trình báo ông Võ Công Hòa – Chủ tịch UBND xã thì được cáo bận. Còn Phó Chủ tịch xã Lê Đình Dương nói rằng: Phải có chỉ đạo của Chủ tịch xã mới đi kiểm tra.

Chính sự chậm trễ, tắc trách của cơ quan chức năng đã tạo cơ hội để các đối tượng tẩu tán tang vật. Mới đây (ngày 11/12), PV phát hiện một điểm khai thác đất với quy mô lớn với máy móc hiện đại, ô tô ra vào vận chuyển hàng trăm m3 tại làng Brand 3, xã Ia Der, huyện Ia Grai về TP Pleiku nhưng UBND xã Ia Der lập biên bản chỉ dưới 15m3 đất. Trong khi đầu nậu thì biến mất tăm, còn chủ vườn thì chỉ bị phạt hành chính với số tiền 4 triệu đồng. Đó rõ ràng là tiền lệ xấu để các đối tượng dù bị phạt nhưng vẫn tiếp tục khai thác, trong khi Nhà nước thất thoát một nguồn tiền đáng kể. Vậy nguồn lợi chảy vào túi ai?

Báo Diễn đàn doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trận địa khoáng tặc tại Gia Lai: Nguồn lợi chảy vào túi ai?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO