Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh cần đưa ra nhiều cam kết chính trị và an ninh hơn nếu thực sự nghiêm túc trong việc can dự sâu hơn vào Trung Đông.
>>Thấy gì từ thỏa thuận Iran- Saudi Arabia?
Trong một cuộc thảo luận trực tuyến do viện nghiên cứu Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế tổ chức, các nhà phân tích nói rằng mặc dù các nước trong khu vực Trung Đông đã phản ứng tích cực hơn trước sự can dự gần đây của Trung Quốc, nhưng họ vẫn còn đặt dấu hỏi về vai trò của Bắc Kinh có thể lớn đến mức nào.
Vào tháng 3/2023, Trung Quốc đã tiến hành vai trò trung gian cho một thỏa thuận hòa bình mang tính bước ngoặt giữa hai đối thủ trong khu vực là Saudi Arabia và Iran, với việc Tehran và Riyadh khôi phục quan hệ ngoại giao lần đầu tiên sau 7 năm. Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã trực tiếp tham gia vào việc thực hiện thỏa thuận.
Một tháng sau, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine. Điều này diễn ra sau khi ông Tập tham dự hai hội nghị thượng đỉnh với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh vào cuối năm ngoái.
Những động thái này là một dấu hiệu rõ ràng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong một khu vực mà Mỹ là bên có ảnh hưởng truyền thống.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, vẫn chưa rõ ràng về cam kết của Bắc Kinh trong việc xử lý các vấn đề an ninh và liệu họ có đủ các nguồn lực cần thiết cho Trung Đông hay không. Cụ thể, bà Yu Jie, một nhà nghiên cứu cấp cao trong chương trình châu Á-Thái Bình Dương tại Chatham House đánh giá, nhóm chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc về Trung Đông ít hơn so với nhóm nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Do đó, dù Trung Quốc có ý định đóng một vai trò lớn hơn tại khu vực nay, nhưng vẫn cần nhiều nguồn lực và năng lực để duy trì tham vọng đó.
Cụ thể, một trong những điều khoản chính của thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran là tất cả các bên đồng ý về nguyên tắc không can thiệp vào công việc của nhau. Nhưng hai bên đã sử dụng các lực lượng ủy nhiệm để chống lại nhau, chẳng hạn như cuộc nội chiến ở Yemen.
Bà Maha Yahya, Giám đốc Trung tâm Trung Đông Malcolm H. Kerr Carnegie cho biết: “Nếu bên nào từ bỏ thỏa thuận, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ làm gì để ngăn cản điều này. Tôi không thấy Trung Quốc can thiệp vào khu vực này vì mục đích an ninh".
>>Vì sao Iran đang xích lại gần Nga?
Đồng quan điểm, bà Dawn Murphy, Phó giáo sư về chiến lược an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ ra "Lợi ích quan trọng nhất của Trung Quốc ở Trung Đông là giành được tài nguyên và thị trường, bao gồm cả lợi ích kinh tế và chính trị."
"Trung Quốc có động cơ để thực sự giải quyết các tranh chấp này, vì họ có thể hưởng lợi từ sự ổn định trong khu vực. Ngoài ra, đóng vai trò trung gian hòa giải mang lại cho Trung Quốc cơ hội chứng tỏ rằng họ là một cường quốc muốn đóng góp cho hòa bình và ổn định ở Trung Đông", bà nhận định.
Mặt khác, không giống như sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Iran, cán cân quyền lực giữa Israel và Palestine là “không đối xứng”.
Nếu như thỏa thuận giữa Tehran và Riyardh là kết quả của một cam kết kéo dài hai năm giữa hai quốc gia, với sự giúp đỡ từ các quốc gia như Oman, Iraq và Mỹ và Trung Quốc chỉ là một bên can thiệp đúng thời điểm, thì trong trường hợp của Israel và Palestine, hai bên không quan tâm đến việc bắt đầu bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào và có sự hoài nghi về vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc.
Điều này sẽ yêu cầu Trung Quốc triển khai một số biện pháp chính trị quan trọng để buộc hai bên đàm phán. Nhưng cho đến nay, chưa thấy bất kỳ động thái nào của Trung Quốc cho thấy họ sẽ đi theo hướng này.
Mặc dù vậy, hầu hết các chuyên gia đều đồng thuận rằng, việc Trung Quốc không có bất kỳ bất đồng nào như tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, khiến họ có “vị thế trung lập” để tham gia mạnh mẽ hơn tại Trung Đông.
"Bắc Kinh nhận ra Trung Đông là một khu vực phức tạp, với lịch sử kéo dài hàng nghìn năm. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng người Trung Quốc đang có bất kỳ ảo tưởng nào rằng họ sẽ đến đó để thay đổi cấu trúc hoặc tình hình khu trong vực. Điều này sẽ tạo một bầu không khí thân thiện và đáng tin cậy hơn khi họ nỗ lực thúc đẩy đàm phán", chuyên gia Yahya lưu ý.
Có thể bạn quan tâm
Nga bất ngờ đi "nước cờ" mới tại Trung Đông
02:12, 21/07/2022
Tổng thống Biden đạt được kết quả gì sau chuyến thăm Trung Đông?
04:30, 18/07/2022
Vì sao Iran đang xích lại gần Nga?
03:30, 04/05/2023
Hé lộ điều đáng quan ngại về thỏa thuận quân sự Nga - Iran
03:30, 21/04/2023
Thấy gì từ thỏa thuận Iran- Saudi Arabia?
03:00, 16/03/2023
Thấy gì từ liên minh tam giác chiến lược Nga- Trung Quốc- Iran?
04:30, 05/12/2022