Doanh nghiệp Đức "loay hoay" ở Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Theo một cuộc khảo sát, các doanh nghiệp Đức đều có kế hoạch tiếp tục ở lại Trung Quốc khi sức hấp dẫn của thị trường này là quá lớn để có thể từ bỏ.

>>  Kinh tế Đức "cản bước" châu Âu

Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Đức chịu sự cạnh tranh gay găys

Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Đức chịu sự cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp Trung Quốc

Cuộc khảo sát niềm tin kinh doanh do Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc công bố mới đây cho thấy 54% công ty được khảo sát tin rằng sức hấp dẫn đầu tư của Trung Quốc đang giảm so với các thị trường khác. Nhưng cuộc khảo sát cũng cho thấy, có một tỷ lệ tương đương trong số các doanh nghiệp được khảo sát đang có kế hoạch tăng đầu tư vào Trung Quốc trong hai năm tới bất chấp các lời kêu gọi giảm rủi ro.

Và báo cáo khảo sát 566 công ty thành viên Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc vào tháng 10/2023 từ các ngành bao gồm máy móc và thiết bị công nghiệp, ô tô và dịch vụ kinh doanh, cho thấy 91% công ty có kế hoạch tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc.

Thời gian qua, niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc đã bị xói mòn bởi môi trường pháp lý ngày càng thắt chặt và không ổn định, cũng như khả năng phục hồi kinh tế yếu kém đã dẫn đến làn sóng vốn nước ngoài rút ra khỏi nước này.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập tăng 40% vào năm 2023, nâng tổng số lên 53.766 doanh nghiệp, nhưng vốn nước ngoài thực tế được sử dụng bằng đồng nhân dân tệ đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức thấp nhất trong ba năm là 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 155 tỷ USD).

Ông Jens Hildebrandt, Giám đốc điều hành chi nhánh Bắc Trung Quốc của Phòng Thương mại Đức ở Trung Quốc cho biết: “Trên thực tế, các công ty đang kém lạc quan hơn một chút so với hồi tháng 10/2023”.

>>  Tháo chạy khỏi chứng khoán Trung Quốc, vốn ngoại chảy đi đâu?

 khiến các nhà xuất khẩu của Đức bi quan về triển vọng kinh doanh của họ ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các doanh nghiệp Đức vẫn bi quan về triển vọng kinh doanh của họ ở Trung Quốc.

Ông chỉ ra thêm, các công ty Đức hoạt động tại Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các doanh nghiệp nội địa, khả năng tiếp cận thị trường không bình đẳng, những khó khăn kinh tế và rủi ro địa chính trị. Trong đó, một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết, sự không chắc chắn về mặt pháp lý là thách thức pháp lý quan trọng nhất.

Báo cáo cho thấy hơn một nửa số công ty tham gia mua sắm công đã gặp phải một số trở ngại, như thiếu minh bạch và chính sách “Mua hàng Trung Quốc”. Theo Ulf Reinhardt, Chủ tịch Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc: “Năm ngoái là một năm kiểm tra thực tế đối với các công ty Đức hoạt động tại Trung Quốc khi môi trường pháp lý hiện tại làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Mặc dù vậy 83% công ty được khảo sát cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với quỹ đạo đi xuống, nhưng 64% trong số đó coi sự suy giảm này chỉ là tạm thời và dự đoán rằng nền kinh tế này sẽ phục hồi trở lại trong vòng một đến ba năm tới.

Ông Reinhardt cho biết thêm, các công ty Đức tin rằng sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ giải quyết các vấn đề cơ cấu quan trọng. “Tiềm năng của thị trường Trung Quốc vẫn còn, nhưng sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đang thay đổi. Việc kiếm lợi nhuận ở Trung Quốc không còn dễ dàng như trước vì thị trường thay đổi. Vẫn còn những cơ hội, cũng như những thách thức và rủi ro”, ông nói.

Đức luôn chiếm giữ một phần quan trọng trong thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu, nhưng khi các rủi ro ngày càng tăng lên, bao gồm căng thẳng địa chính trị và sự phát triển kinh tế không chắc chắn, gần một nửa số công ty được khảo sát cho biết họ đã thực hiện các bước để tăng cường quản lý rủi ro, bao gồm xây dựng chuỗi cung ứng độc lập với Trung Quốc, thiết lập các hoạt động bổ sung bên ngoài Trung Quốc, đồng thời nội địa hóa các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc.

Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đang nổi lên ở Trung Quốc, Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc kêu gọi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tạo ra một sân chơi bình đẳng thực sự cho các doanh nghiệp nước ngoài bằng cách thực hiện các biện pháp thúc đẩy cạnh tranh công bằng và củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

“Cần phải xây dựng niềm tin để hoạt động đầu tư có thể diễn ra sôi nổi trở lại, điều chúng tôi cần đó là các biện pháp cải thiện sự chắc chắn và minh bạch về mặt pháp lý. Điều quan trọng là phải đơn giản hóa việc truyền dữ liệu xuyên biên giới. Bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng là một chủ đề cần được chú trọng hơn", ông Hildebrandt lưu ý.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Đức "loay hoay" ở Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714525830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714525830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10