Đó là chia sẻ của ông Hà Quang Hưng - Cục Phó Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ tại tọa đàm “Tháo gỡ điểm nghẽn nhà ở xã hội” do Báo Thanh Niên tổ chức sáng nay.
>>Lãi suất giảm, thanh khoản bất động sản khó "ấm lại"
Theo ông Hà Quang Hưng, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể và chi tiết để các đơn vị triển khai đầu tư nhà ở xã hội. Theo số liệu Bộ Xây dựng cập nhật đến 19.5, đến nay cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội, với quy mô 157.000 căn, tổng diện tích 8 triệu m3 và đang tiếp tục triển khai 418 dự án nhà ở xã hội, kể cả loại dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản cũng thừa nhận, khi theo dõi triển khai luật Nhà ở năm 2014 và các nghị định, thông tư hướng dẫn đầu tư vào nhà ở xã hội thì có một số nhóm sách khiến các doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn khi đầu tư, tiếp cận nhà ở xã hội.
Thứ nhất là việc dành và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Theo luật Đầu tư quy định, chủ đầu tư các dự án nhà thương mại, khu đô thị phải dành 20% diện tích đất trong dự án để phát triển nhà ở xã hội nhưng đây là quy định khá cứng nhắc.
Cụ thể, trong các dự án có suất đầu tư cao, vị trí đất vàng, hoặc đặc thù như resort, nghỉ dưỡng trên triền núi cao…. thì việc bố trí quỹ đất này để phát triển nhà ở xã hội là không phù hợp; hoặc các dự án chung cư có suất đầu tư siêu cao, 60 - 80 triệu/m2 thì bản thân việc bố trí người thu nhập thấp, chỉ phải chịu tiền vận hành cũng khó khăn cho họ. Theo con số ghi nhận được của Bộ Xây dựng nắm bắt được thì hiện nay mới đáp ứng khoảng 35% diện tích quỹ đất yêu cầu về nhà ở xã hội.
Thứ hai,thủ tục đầu tư, hiện nay, pháp luật quy định trình tự làm nhà ở xã hội không khác gì nhà ở thương mại, thậm chí có bước còn nhiều hơn. Việc này xuất phát từ Nhà nước có chính sách ưu đãi cho nhà ở xã hội nên khi thiết kế chính sách thì yêu cầu có giải pháp, công cụ quản lý dự án này, dẫn đến trình tự thủ tục đầu tư còn kéo dài.
>>TP HCM: Phí làm hồ sơ nhà đất dự kiến tăng mạnh
Thứ ba, nhóm chính sách xác minh đối tượng, điều kiện được thụ hưởng nhà ở xã hội. Cụ thể, theo quy định của điều 49, luật Nhà ở thì có 10 đối tượng, tuy nhiên lại không có quy định làm căn cứ để phân biệt điều kiện được thụ hưởng theo từng trường hợp là gì.
Hiện nay, nhà ở xã hội có phương thức mua bán, cho thuê và cho thuê mua. Nhưng dù là phương thức nào, các đối tượng phải đáp ứng các điều kiện: Đối tượng, nhà ở, thu nhập, nơi cư trú… dẫn đến xác định các đối tượng này khó khăn, kéo dài.
Thứ tư, chính sách hỗ trợ chủ đầu tư. Dù luật có quy định miễn tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp khoảng 50%, được ưu đãi tiếp cận vốn, nhưng theo ông Hưng, các chính sách chưa thực chất, bởi vì mấu chốt quy định là dù có ưu đãi nhưng chủ đầu tư khi áp dụng ưu đãi thì không được tính vào giá bán, như vậy bản chất là chủ đầu tư không được hưởng, dẫn đến không thu hút được chủ đầu tư.
Cũng theo đại diện Bộ Xây dựng trong vấn đề về tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn vướng mắc, cụ thể về nguồn tài chính bố trí cho phát triển nhà ở xã hội.
“Theo như chúng tôi nhận được báo cáo cả giai đoạn từ năm 2016 - 2021, chúng ta mới bố trí được nguồn vốn tín dụng 3.163 tỉ đồng trên nhu cầu khoảng 9.000 tỉ đồng cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cấp cho vay đối tượng người mua. Còn đối tượng chủ đầu tư thì đến nay chúng ta chưa bố trí được, gần đây mới có gói 120.000 tỉ đồng để bố trí cho chủ đầu tư" - ông Hưng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Thách thức của bất động sản Trung Quốc
05:00, 31/05/2023
Lãi suất giảm, thanh khoản bất động sản khó "ấm lại"
03:00, 31/05/2023
Bất động sản rộng cửa gọi vốn từ quỹ ngoại
14:41, 30/05/2023
Bình Phước tập trung đẩy mạnh đầu tư công, kích hoạt thị trường bất động sản tăng nhiệt
10:07, 30/05/2023
“Trợ lực” cho thị trường bất động sản hồi phục
01:00, 30/05/2023