Giấc mộng Trung Hoa - Bài 1: Nó là gì?

Diendandoanhnghiep.vn Điều gì đang dẫn dắt Trung Quốc, khiến quốc gia này ngày càng bạo liệt trước các vấn đề quốc tế?

Trung Hoa mộng ngày một biểu hiện rõ rệt

Trung Hoa mộng ngày một biểu hiện rõ rệt

Thế giới đang đổ dồn sự chú ý về Trung Quốc, người ta đang cố gắng giải nghĩa về quốc gia này, nhưng đa số chưa thể rõ ràng. Vì thế, hầu hết nhìn vào sự phát triển của Trung Quốc đều thấy bất an, thậm chí ngay lúc này đã có làn sóng tẩy chay ở phạm vi quốc tế.

Để biết vì sao Trung Quốc trở nên như thế, điều gì thôi thúc họ ngày càng trở nên mạnh bạo? Cớ làm sao Mỹ - Trung không thể bắt tay cho thế giới bình yên?

Mùa đông năm 2012, ông Tập Cận Bình và một nửa Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến dự buổi triển lãm “đường tới phục hưng” tại Bảo tàng quốc gia Trung Quốc.

Tại đây, ông Tập lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Trung Quốc mộng” và cắt nghĩa ngắn gọn: “Thực hiện thành tựu phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại.”

“Trung Quốc mộng” được nâng tầm thành học thuyết Tập Cận Bình, và âm thầm xác nhận đứng ngang hàng với học thuyết Mao Trạch Đông, học thuyết Đặng Tiểu Bình, thậm chí nó còn được xem như một nhánh sáng tạo mới khi phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin ở Trung Quốc.

Về đối nội, Chủ tich Tập muốn vực dậy đoàn kết toàn dân, phát huy tối đa nội lực, ông khuyên dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia.

Ở khía cạnh nào đó, tỷ phú Jack Ma, CEO Alibaba được xây dựng để trở thành hình mẫu của khởi nghiệp, làm giàu từ ý chí, bởi vậy ở Trung Quốc vị doanh nhân này dường như đã trở thành biểu tượng của giới trẻ.

Người Trung Hoa xưa tôn sùng các chuẩn mực Nho giáo, làm người phân biệt quân tử và tiểu nhân, đấng nam nhi phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Học thuyết Tập Cận Bình muốn xây dựng một quốc gia như vậy, dựa trên cộng đồng người có lý tưởng, khát khao chinh phục chứ không hề cầu toàn.

Dĩ nhiên, cốt lõi của “mộng Trung Hoa” là một đất nước cường thịnh, có vai vế, có tầm ảnh hưởng, thậm chí đủ sức thiết lập ra hệ thống mới vận hành theo luật chơi “Made in China”.

Vậy, Trung Quốc sẽ làm gì và làm như thế nào để khẳng định mình khi trật tự thế giới đã được Mỹ và châu Âu an bài kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2? Đây mới là vấn đề đáng chú ý nhất của “Trung Hoa mộng”.

Một Trung Quốc mới nổi sẽ cảm thấy mình bị thiệt thòi

Một Trung Quốc mới nổi sẽ cảm thấy mình bị thiệt thòi

Trường hợp Trung Quốc hiện nay có nét tương đồng với nước Đức nửa đầu thế kỷ 20. Thời điểm cuộc cách mạng tư sản Đức thắng lợi, giai cấp tư sản lên nắm quyền, lực lượng sản xuất được giải phóng triệt để, Đức phát triển nhanh chóng, nhưng mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện.

Đó là khi một nước Đức trẻ trung cường tráng nhưng đóng vai kẻ đến sau vì Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu đã chia chác hết miếng bánh béo bở khắp nơi trên thế giới. Đức không có thị trường, không có thuộc địa để khai thác tài nguyên như Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản,…

Đức quốc xã đã biến tướng bộ máy để gây chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích thay đổi trật tự cũ, phô trương sức mạnh thể hiện mình là cường quốc, muốn tham gia bàn bạc tất cả các vấn đề toàn cầu để giành giật quyền lợi.

Đương nhiên, Trung Quốc ngày nay là một mô hình khác, nhưng bản chất thường có của một cường quốc mới nổi cũng y hệt nhau. Để Trung Quốc có tiếng nói, tầm ảnh hưởng, giới chức nước này không ngừng vạch ra những kế hoạch đồ sộ, ráo riết xuất hiện ở tất cả các điểm “nóng” lợi ích.

Điển hình là mâu thuẫn với Mỹ, đôi bên lời qua tiếng lại rất nhiều, đã xảy ra chiến tranh thương mại, trong cuộc chiến kinh tế này Trung Quốc tỏ ra lép vế, kiên nhẫn chịu trận.

Nhưng đỉnh điểm của mâu thuẫn là ngày 19/3, tại Hội đàm Alaska, Ngoại trưởng Vương Nghị và Uỷ viên Bộ chính trị Dương Khiết Trì đã “chuyển lời ông Tập Cận Bình” đến Mỹ, rằng: “Trung Quốc là một cường quốc”. Ngày 19/3 cũng là ngày chính thức chấm dứt chính sách “dấu mình chờ thời” của ông Đặng Tiểu Bình.

Ngoài mối quan hệ đổ vỡ với Mỹ, tại Biển Đông, châu Phi, Trung Đông, Nam Á, châu Âu, châu Mỹ Latin, nơi nào cũng có dấu ấn Trung Quốc. Họ tích cực tìm kiếm đồng minh/đối tác, gấp rút khai thác những thị trường mà đối phương bỏ quên. Mục đích cuối cùng là gây dựng tầm ảnh hưởng.

Thế giới vẫn có nhiều anh hào tại vị, cả những đế chế huy hoàng một thời nay dường như bừng tỉnh dậy, các quốc gia này không dễ dàng để Trung Quốc biến “Trung Hoa mộng” thành hiện thực.

Bài 2: Ai ngáng đường?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giấc mộng Trung Hoa - Bài 1: Nó là gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713582329 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713582329 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10