Với việc công bố tích hợp tiền điện tử như một phương thức thanh toán mới, Grab đang có những bước chân đầu tiên vào không gian tiền kỹ thuật số.
>>>Thị trường gọi xe Đông Nam Á ra sao nếu Grab và GoTo sáp nhập?
Theo đó, người dùng Grab tại Singapore có thể nạp tiền vào ví điện tử GrabPay của họ bằng năm loại tiền điện tử khác nhau, bao gồm Bitcoin, Ether và stablecoin, thông qua việc hợp tác với công ty thanh toán Triple-A. Như vậy, sự phát triển này cho phép người dùng có thể sử dụng tiền điện tử để đặt chuyến đi và thực hiện giao dịch tại các nhà bán lẻ ngoại tuyến bằng Ví GrabPay.
Trong một tuyên bố, Triple-A giải thích rằng Grab sẽ không trực tiếp quản lý hoặc nắm giữ tiền kỹ thuật số. Thay vào đó, Triple-A chuyển đổi ngay lập tức các loại tiền kỹ thuật số thành đô la Mỹ hoặc đô la Singapore thông qua thanh toán ngân hàng, đảm bảo Grab được bảo vệ khỏi những biến động của thị trường và không phải nắm giữ tiền điện tử hoặc quản lý các loại tiền kỹ thuật số trên bảng cân đối kế toán của mình.
Theo tờ Straits Times, Grab đã tập trung vào việc thử nghiệm khái niệm tiền lập trình và cách sử dụng nó ở Singapore vào tháng 9 năm ngoái. Công ty đã hợp tác với nền tảng Circle để thử nghiệm ví dựa trên blockchain chứa tài sản kỹ thuật số trong giai đoạn thử nghiệm.
Grab được biết đến như là một trong những cái tên đáng chú ý trong hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á, ứng dụng giao đồ ăn và gọi xe hàng hiện đã có mặt tại 8 quốc gia trong khu vực với 37,7 triệu người dùng giao dịch hàng tháng và 5 triệu đối tác thương mại.
Trong khi đó, Triple-A được thành lập bởi Eric Barbier, một nhà sáng lập fintech có công ty khởi nghiệp trước đó là nền tảng thanh toán xuyên biên giới Thunes, hiện được định giá hơn 900 triệu USD.
Triple-A, được cấp phép tại Singapore, Mỹ và EU, công ty chuyên xử lý việc chuyển đổi tiền kỹ thuật số sang đô la Mỹ hoặc đô la Singapore với các khoản thanh toán ngân hàng ngay lập tức, cho phép chủ sở hữu tiền kỹ thuật số sử dụng tiền điện tử cho các giao dịch hàng ngày. Nền tảng này có tham vọng thu hẹp khoảng cách giữa tài chính truyền thống và thanh toán dựa trên blockchain bằng các giải pháp nhãn trắng dành cho doanh nghiệp.
Tại Singapore, họ hợp tác với nền tảng thanh toán hóa đơn AXS để cho phép mọi người sử dụng bốn loại tiền kỹ thuật số cho 550 trong số 600 dịch vụ thanh toán AXS, cho phép khách hàng thực hiện nạp tiền hoặc thanh toán hóa đơn bằng bốn loại tiền điện tử: Bitcoin, Ether, USDT hoặc USDC.
>>>Năm 2023: Startup Grab chiếm 55% thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á
>>>Grab “tiết lộ” hành vi tiêu dùng của người Việt năm 2023
Theo các chuyên gia phân tích trong ngành, cú bắt tay chiến lược của Grab với Triple-A đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc tích hợp các loại tiền kỹ thuật số vào các giao dịch hàng ngày của gã khổng lồ gọi xe Đông Nam Á. Sự phát triển này không chỉ là bước nhảy vọt của Grab vào không gian Web3 mà còn là sự thay đổi đáng chú ý trong quan điểm của Singapore đối với tiền điện tử.
Trong tương lai, Grab có kế hoạch mở rộng các tùy chọn thanh toán tiền điện tử sang các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Họ cho rằng việc tích hợp thanh toán bằng tiền điện tử nhằm mục đích mang đến cho người dùng sự tiện lợi và linh hoạt hơn trong việc quản lý tài chính.
Tuy nhiên, tham vọng mở rộng các tùy chọn thanh toán tiền điện tử sang các quốc gia khác ở Đông Nam Á của Grab chắc chắc sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ. Chẳng hạn như tại Việt Nam, tiền điện tử kỹ thuật số không được coi là một phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặc dù vậy, Việt Nam cũng đang tiếp tục rà soát hoàn thiện khung pháp lý với tiền điện tử, tiền ảo, nội dung cụ thể về xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Bộ Tài chính Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước để xây dựng cơ sở cho việc quản lý tiền ảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những vấn đề về trốn thuế, rửa tiền thuế.
Đồng thời, từ năm 2021, Việt Nam cũng đã đưa mục tiêu nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Grab “tiết lộ” hành vi tiêu dùng của người Việt năm 2023
02:00, 21/12/2023
Grab bắt tay Momo: Khi chúng ta cần nhau!
03:30, 15/11/2023
Grab đã “tìm thấy” lợi nhuận đầu tiên?
03:00, 13/11/2023
Grab muốn mua hãng taxi singapore, chính quyền lo ngại
02:30, 17/10/2023
Khả năng phục hồi của Grab
10:00, 25/08/2023
Đằng sau việc sa thải hàng loạt của Grab?
13:11, 25/06/2023