Hàng không tăng trưởng chậm, thị phần sẽ thay đổi ra sao khi có người chơi mới?

Thy Hằng 15/07/2019 11:00

Tốc độ tăng trưởng ngành hàng không đang bão hoà và có dấu hiệu “chững lại” sau nhiều năm tăng trưởng nóng. Vậy "miếng bánh" thị phần sẽ phân chia lại thế nào khi có những “tay mới” tham gia?

Tốc độ tăng trưởng của thị trường khách hàng không 6 tháng đầu năm 2019 đạt 9,4%, thấp hơn so với con số 15% của cùng kỳ năm 2018.

Tình trạng huỷ chuyến…tăng từng ngày

Theo số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam (CAAV), thị trường hành khách hàng không 6 tháng đầu năm 2019 có tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so cùng kỳ 2018. CAAV cũng cho biết, hiện có 72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng không Việt Nam khai thác hơn 200 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến 8 điểm ở Việt Nam.

Tổng thị trường 6 tháng đạt 20,2 triệu khách, tăng 12,5% so cùng kỳ 2018. Tính 31/6/2019, các hãng hàng không Việt Nam khai thác đội tàu bay gồm 197 chiếc, tăng 30 chiếc so với cùng thời điểm năm 2018 với độ tuổi bình quân là 5,2 tuổi, tỷ lệ sở hữu đạt 27,4% (54 tàu bay sở hữu).

Tổng khách vận chuyển: 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, với thị phần như sau: Vietnam Airlines chiếm 35,9%, VASCO là 2%, Vietjet chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo Airways chiếm 4,2%.

Đáng lưu ý, trong số 153.000 chuyến bay của 6 tháng đầu năm 2019, số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 130.000 chuyến, chiếm tỷ lệ 84,8%, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ giảm 1,3 điểm so với cùng kỳ năm 2018. Số chuyến bay hủy là 274 chuyến, chiếm tỷ lệ 0,2%, tăng 0,1 điểm so với cùng kỳ năm 2018.

Tỷ lệ số chuyến bay cất cánh đúng giờ của các hãng hàng không Việt Nam như sau: Bamboo Airways là hãng hàng không có tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ cao nhất là 93,8%. Tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ của Vasco, Vietnam Airlines và VietJet Air lần lượt là 93%, 89,1% và 81,5, giảm tương ứng 3,9 điểm, 0,2 điểm và 1,5 điểm so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ chuyến bay cất cánh đúng giờ của Jetstar Pacific đạt 78,1%, giảm 2,6 điểm so với cùng kỳ năm 2018. 

Các nhóm nguyên nhân chính gây nên việc chuyến bay bị chậm vẫn tập trung ở ba nhóm chính là do tàu bay về muộn với 13.800 chuyến chậm. Nguyên nhân do hãng hàng không với 5.500 chuyến bay cất cánh chậm và nguyên nhân do trang thiết bị tại cảng hàng không với 2.700 chuyến chậm.

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm VietJet Air và Vasco là hai hãng hàng không có số chuyến bay hủy cao so với các hãng hàng không còn lại với 110 chuyến hủy. Nguyên nhân hủy chuyến của Vasco tập trung vào hai nguyên nhân là thời tiết, kỹ thuật.  

Có thể bạn quan tâm

  • Nóng cuộc đua hàng không - dịch vụ du lịch

    Nóng cuộc đua hàng không - dịch vụ du lịch

    02:07, 11/07/2019

  • Vingroup “đánh lớn” vào ngành hàng không với Vinpearl Air và VinAviation School

    Vingroup “đánh lớn” vào ngành hàng không với Vinpearl Air và VinAviation School

    11:29, 10/07/2019

  • Ai là

    Ai là "ông trùm" của hãng hàng không mới Thiên Minh?

    05:00, 29/06/2019

  • Vì sao Cục Hàng không cấp “phiếu nhân nhượng” cho phi công của Vietjet Air?

    Vì sao Cục Hàng không cấp “phiếu nhân nhượng” cho phi công của Vietjet Air?

    15:31, 27/06/2019

  • [VBF giữa kỳ 2019]: Đề xuất mở cửa bầu trời cho hàng không và du lịch

    [VBF giữa kỳ 2019]: Đề xuất mở cửa bầu trời cho hàng không và du lịch "cất cánh"

    17:59, 26/06/2019

  • Số máy bay của các hãng hàng không Việt thay đổi ra sao tới năm 2023

    Số máy bay của các hãng hàng không Việt thay đổi ra sao tới năm 2023

    15:11, 23/06/2019

  • Ai thắng trong cuộc đua vào “Trung tâm logistics hàng không”?

    Ai thắng trong cuộc đua vào “Trung tâm logistics hàng không”?

    09:41, 22/06/2019

  • Thị trường vận tải hàng không đang “chững lại”

    Thị trường vận tải hàng không đang “chững lại”

    12:00, 20/06/2019

Cục diện thay đổi với những “tay mới”

Trên thực tế, đánh giá của các chuyên gia ghi nhận tăng trưởng ngành hàng không đã có dấu hiệu chững lại và có dấu hiệu bão hoà từ năm 2017 sau giai đoạn tăng trưởng nóng từ 2016 về trước. Bộ Giao thông Vận tải cũng dự định điều chỉnh quy hoạch phát triển hàng không giai đoạn sau 2020 giảm dần xuống mức một con số thay vì hai con số như cách đây 3 năm.

Theo đó, tăng trưởng thị trường hàng không đã giảm xuống còn 6,9% vào năm 2018, năm 2017 trước đó ghi nhận mức tăng trưởng 9,9%.

Tuy nhiên, sự ra nhập của các hãng hàng không mới đã thay đổi cục diện ngành hàng không nội địa. Hiệu quả hoạt động ngành vận tải hàng không đã tăng lên rõ rệt sau sự xuất hiện của VietjetAir.

Năm 2018, Vietjet trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa cao nhất đạt 48,9% thị phần, vượt xa hãng hàng không quốc gia Việt Nam với thị phần đạt 39,0%. Chính sách giá vé giữ vai trò chiến lược cho thành công của Vietjet, theo đó khách hàng được hưởng lợi. Cụ thể giai đoạn 2014-2017, giá vé bình quân của VNA và VJA lần lượt giảm 7% và 16%/năm. 

Sau Vietjet, sự ra nhập của hàng loạt “tay mới” được đánh giá sẽ tiếp tục thay đổi cục diện ngành hàng không. Nhận định của Công ty chứng khoán MBS cho thấy, Bamboo Airways với chiến lược giá rẻ nhiều khả năng sẽ khiến Vietjet mất khoảng 3-4% thị phần nội địa trong vài năm tới.

Tuy nhiên, sự quá tải của các nhà ga nội địa sân bay đang cản trở các hãng mở thêm đường bay nội địa mới cũng như tiếp tục tăng tần suất chuyến bay, Bamboo cũng không đứng ngoài khó khăn này. Do vậy, sự thay đổi thị phần nội địa sẽ diễn ra trong khoảng 1-2 năm tới và sẽ duy trì sự cân bằng trong giai đoạn tiếp sau.

Trong trường hợp Vinpearl Air được cấp giấy phép, cuộc đua thị phần hàng không được cho là sẽ rất gay cấn bởi Vingroup có truyền thống chơi lớn và rất mạnh về tài chính, Tập đoàn này cũng có lịch sử triển khai dự án thần tốc như trường hợp xây nhà máy Vinfast tại Hải Phòng.

Do đó, chuyên gia đánh giá, các hãng hàng không khác cần phải dè chừng nếu đại gia này tham gia vào lĩnh vực hàng không. Bên cạnh đó Vingroup có một lợi thế lớn là các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trải khắp cả nước, do đó nếu bán gói combo du lịch khách sạn kèm vé máy bay sẽ thu hút người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng không tăng trưởng chậm, thị phần sẽ thay đổi ra sao khi có người chơi mới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO