Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch nâng cấp hành động quân sự với tên gọi "chiến lược La bàn". NATO 2.0 đã ra đời!
>>Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
Sau khi liên minh quân sự Warsaw tan rã nhiều người đoán định NATO không còn lý do để tồn tại, dưới thời Tổng thống D. Trump khối quân sự này một lần nữa đứng trước nguy cơ bị xé lẻ vì chính sách “nước Mỹ trên hết”.
Trước chiến sự Nga - Ukraine, nội bộ NATO, EU thậm chí còn tranh cãi về ngân sách quốc phòng trong bối cảnh kinh tế Mỹ, EU rơi vào suy thoái vì dịch bệnh COVID-19.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn từ ngày 24/2 khi quân đội Nga nã phát súng đầu tiên vào miền Đông Ukraine. Phương Tây không thể không vào cuộc, một loạt các biện pháp kinh tế, ngoại giao, chính trị, xã hội đã tung ra. Và bây giờ “lục địa già” được cho là đang xúc tiến thành lập NATO phiên bản 2!
Hội đồng EU đã thông qua chiến lược “La bàn” vào ngày 21/3, một ngụ ý từ tên gọi không khỏi kích thích các nhà phân tích đưa ra ý tưởng “xác định”, “hướng dẫn hành động”, “tập trung mục tiêu”,…vào ai đó. Tất nhiên, khó có ai khác ngoài Nga - lúc này!.
“La bàn” cung cấp cho EU một kế hoạch hành động rất tham vọng về quốc phòng an ninh, tầm nhìn đến 2030. Phải chăng, EU dự báo cuộc chiến này không thể kết thúc sớm?
Châu Âu sẽ hành động dựa trên 4 nhiệm vụ căn bản: (1) Hành động nhanh chóng và quyết đoán hơn khi gặp khủng hoảng; (2) Bảo vệ công dân của các nước thành viên trước các mối đe dọa; (3) Tăng cường đầu tư công nghệ quốc phòng; (4) Mở rộng hợp tác để đạt được mục tiêu chung.
Chiến lược “La bàn” nói rõ: “hành động vô cớ và phi lý của Nga với Ukraine cho thấy sự cần thiết phải tăng cường an ninh và quốc phòng toàn khối”. Bruxelles còn muốn trang bị “văn hóa chiến lược” chung cho toàn khối. Điều này đòi hỏi EU phải có một bước nhảy vọt về năng lực hành động, tận dụng tất cả các công cụ quân sự và dân sự hiện có và mới theo ý của mình.
Lần đầu tiên, EU chuẩn bị lực lượng phản ứng siêu nhanh với 5.000 quân, thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập trực tiếp nhằm nâng cao khả năng tác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Tạo cơ chế hành động liên hoàn của EU nhằm tập hợp các công cụ khác nhau để phát hiện, chuẩn bị và ứng phó một cách đồng bộ với một loạt các mối đe dọa. Đầu tư phát triển thế hệ vũ khí tương lai, đặc biệt là quy chế mua sắm chung.
Tăng cường quan hệ đối tác đa phương, đặc biệt là với NATO và LHQ, thông qua các cuộc đối thoại chính trị có cấu trúc hơn cũng như hợp tác hoạt động;
Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác song phương, cụ thể là Hoa Kỳ, Na Uy, Canada, Anh và Nhật Bản. Phát triển quan hệ đối tác phù hợp ở Tây Balkan, khu vực lân cận phía Đông và phía Nam lục địa, Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latin.
Với bộ khung của “La bàn” có vẻ như châu Âu muốn chủ động xây dựng cơ chế bảo vệ an ninh, quốc phòng riêng, chủ động chứ không chỉ dựa vào Mỹ. “La bàn” đích thị là Liên minh quân sự được hình thành do sức ép chiến tranh ngày một lớn từ Moscow.
EU đã có toan tính riêng, khả năng cấm vận đồng loạt dầu mỏ Nga đang được bàn thảo. Dĩ nhiên, trước khi nghĩ đến điều này EU cần phải tạo ra thứ gì đó bảo vệ mình một khi Putin “chơi tất tay”. “La bàn” hẳn là phục vụ mục tiêu ấy.
Và lại thêm một hệ quả không tốt mà Tổng thống Putin không lường trước được, hành động cứng rắn của Kremlin càng thúc đẩy EU xích lại gần nhau, thực tế cho thấy EU chỉ thực sự mạnh khi họ hành động với tư cách là một khối thống nhất.
Có thể bạn quan tâm
Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine
05:12, 23/03/2022
Thế “chân vạc” sau chiến sự Nga - Ukraine
06:15, 21/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine cần điều kiện gì để chấm dứt?
06:22, 16/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine khiến châu Âu bất an
05:30, 10/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine và nghịch lý cấm vận
04:30, 09/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine, thế giới nơm nớp lo cái ăn
16:00, 07/03/2022