Nước Mỹ: Nền dân chủ khủng hoảng và tương lai bất định

Diendandoanhnghiep.vn Nước Mỹ đã xác định Tổng thống thứ 46, nhưng nền dân chủ này đang diễn tiến tới nấc thang cuối cùng của nó.

Nền dân chủ Mỹ đang khủng hoảng

Nền dân chủ Mỹ đang khủng hoảng

Cuộc bầu cử Tổng thống, tranh giành quyền lực, kèn cựa đảng phái trong vòng 2 tháng đã trưng ra hình ảnh một nước Mỹ bệ rạc về mặt xã hội và già cỗi về mặt luật pháp, thể chế.

Nhiều diễn biến trong nền chính trị xứ xờ hoa dường như nằm ngoài sư tiên liệu của bản Hiến pháp trứ danh được viết cách đây hơn 2 thế kỷ rưỡi, mặc dù các Tu chính án được bổ sung, điều chỉnh.

Chỉ đơn cử một việc, Tổng thống Trump tố cáo Joe Biden và đảng Dân chủ gian lận trong cuộc bầu cử vừa qua, hàng chục lá đơn được gửi tới tòa án tiểu bang, khiếu kiện lên Tối cao pháp viện nhưng hệ thống tư pháp không thể đưa ra phán quyết cuối cùng!

Đây là mâu thuẫn cơ bản bao trùm dẫn đến nhiều rắc rối kế tiếp. Ông Trump khăng khăng không chịu thừa nhận thất bại, cả phe Biden cũng không cần giải thích gì thêm, trong khi luật pháp tỏ ra bất lực. Cơ quan nào sẽ giải quyết? Không một ai có tiếng nói đủ trọng lượng để lập lại trật tự.

Luật pháp sản sinh sau khi nhà nước ra đời, mục đích để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, nếu luật pháp không phát huy được vai trò cốt yếu của nó tức là nền tư pháp ấy, thể chế ấy có vấn đề.

Đỉnh điểm là phiên họp lưỡng viện diễn ra ngày 6/1 (theo giờ Mỹ), hàng nghìn người “ủng hộ Trump” đã vây kín điện Capitol, xông vào phòng họp yêu cầu ‘xem xét lại phiếu bầu đại cử tri”. Một lần nữa luật pháp Mỹ bó tay trước tình cảnh “trăm năm có một” này.

“Người ủng hộ Trump” là ai? Họ là cư dân đến từ nhiều tiểu bang, nếu xem lực lượng này là đại diện tiêu biểu cho nền dân chủ Mỹ thì Hiến pháp phải ra tay bảo vệ họ - đồng thời không thể coi sự cáo buộc của Tổng thống là vô nghĩa.

Nếu cho rằng, đó là lực lượng quá khích, phản tiến bộ, chống lại Nhà nước thì tại sao cảnh sát, lực lượng vệ binh không thể dẹp loạn? Đây là mâu thuẫn muôn đời của nền dân chủ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.

Sản phẩm của nền dân chủ này là hàng triệu tiếng nói bất đồng có thể vang dậy bất cứ lúc nào, người Mỹ chấp nhận điều này và đó cũng là một trong những lý do biến Mỹ thành “miền đất hứa”.

Song, đối với những công việc cần sự chuyên chính của Nhà nước - nhiều khi luật pháp, quyền năng bị vô hiệu hóa bởi tiếng nói bất đồng, thậm chí cũng không ai phân định được đâu là chính đâu là tà.

Khi thiếu vắng một định chế cầm cân nảy mực thì mọi việc có thể bị đẩy đi xa hơn, bất cứ mồi lửa nào cũng có thể biến thành trận hỏa hoạn. Và ngay lúc này, cả thế giới còn chưa biết người Mỹ, Quốc hội Mỹ làm thế nào để chọn ra người lèo lái đất nước.

Còn hơn chục ngày nữa nhiệm kỳ của ông Trump chính thức khép lại. Nhưng nếu ông không chịu xách valy rời khỏi Nhà trắng thì làm sao? Còn nếu, kết quả bầu cử bị lật ngược thì hệ thống “tam quyền phân lập” có chịu trách nhiệm khi đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn?

Những biểu hiện ở Mỹ đang vượt ra ngoài khái niệm

Những biểu hiện ở Mỹ đang vượt ra ngoài khái niệm "dân chủ"

Đối với phần còn lại của thế giới, sở dĩ họ theo sát cuộc bầu cử Mỹ là để điều chỉnh chính sách sao cho ít lệch pha nhất với cường quốc này, nhằm hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, cũng không một quốc gia nào biết được giữa Biden và Trump ai tiến bộ, ai phản tiến bộ!

Nếu phe Cộng Hòa chụp mũ những ai bất đồng ý kiến là “chủ nghĩa xã hội” (socialist) thì công bằng xã hội (chủ trương của đảng Dân Chủ) không đáng để bảo vệ hay sao?

Nếu ông Trump kêu gọi “nước Mỹ trên hết”, chống Trung Quốc tới cùng, đơn phương hóa thì quan điểm ôn hòa, toàn cầu gắn kết của Biden không có ý nghĩa?

Luôn luôn như vậy, nếu người Mỹ biết rằng, họ chẳng hề chọn ông Biden, ngược lại Trump được ngợi ca, tôn sùng nhưng thất bại. Vậy, phải chăng có thế lực nào đó đang ngấm ngầm dẫn dắt nước Mỹ?

Những biểu hiện vừa qua tại Mỹ không cho thấy hình ảnh nào là biểu tượng của nền dân chủ mà đó là “cá nhân làm chủ”, “tổ chức làm chủ”. Bởi chỉ vài người có ảnh hưởng đã quậy tưng bừng.

Không chỉ tại Mỹ, ở nhiều quốc gia châu Âu, khái niệm dân chủ đã vượt ra khỏi khuôn khổ của nó. Vấn đề không chỉ ở người biểu tình dưới đường phố, mà nguyên nhân xuất phát từ trong chính sách của các chính phủ như Pháp, Anh, Italia,…

Kể từ thời đại của K. Marx, F. Engels, J. Locker, A. Tocqueville, khái niệm “dân chủ” chưa hề được bổ sung thêm điều gì mới, có chăng chỉ là cách vận dụng, cách diễn giải khác nhau của các thể chế trên thế giới.

Soi vào thực tế Mỹ hiện tại, nền dân chủ nơi này đã diễn tiến gần hết chu kỳ của nó, hệ thống chính trị Mỹ không còn khả năng để đảm bảo quyền lợi hài hòa cho hàng chục sắc tộc, tôn giáo, đảng phái khác nhau cùng chung sống trong một không gian địa lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước Mỹ: Nền dân chủ khủng hoảng và tương lai bất định tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714527895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714527895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10