Thế giới không phẳng (Bài 3): Mâu thuẫn hệ thống

Diendandoanhnghiep.vn Có thể không cần WTO và WHO, nhưng sự thịnh vượng của nước Mỹ không thể thiếu các đồng minh "tinh hoa" trên khắp thế giới.

Đúng như dự báo, thế giới không thể thiếu vắng các tổ chức đa phương - vấn đề ở chỗ, tổ chức đó như thế nào, do ai lãnh đạo, mục đích, tôn chỉ ra sao.

“Không một ai trong chúng ta thông minh bằng tất cả chúng ta”, Ken Blanchard, tác giả cuốn sách kinh điển “Vị giám đốc 1 phút” từng nói như vậy, hoặc “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”.

Bởi vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, muốn duy trì vị thế lãnh đạo toàn cầu, người Mỹ phải cần có đồng minh, và vấn đề cũng ở chỗ, tùy theo thời điểm - đồng minh đó sẽ được quyết định là ai, như thế nào.

Người Mỹ không dại dột đến mức tự mình tách biệt với phần còn lại. Nói như vậy có nghĩa, khi Washington không cần WTO, WHO thì những bộ óc tại Nhà trắng đã có “bản vẽ” chi tiết cho trật tự thế giới mới - hậu COVID-19.

Trong toan tính của Trump, thiết chế của các quốc gia kỹ nghệ tiên tiến nhất thế giới (G7) lúc này cần bổ sung thêm làn gió mới để đủ sức cô lập Trung Quốc. Điều họ cần chính là Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc.

Đây đều là những cường quốc trẻ ở châu Á, ngoại trừ Nga có một phần thuộc về châu Âu.

Quan trọng ở chỗ, đây không chỉ là liên minh mới trong trật tự mới mà phần chìm của nó cho thấy thế giới đang chia rẽ và hỗn loạn sâu sắc, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.

Vì sao nói vậy? Vì thời hậu thế chiến thứ 2, cuộc cạnh tranh Xô - Mỹ chủ yếu diễn ra trên mặt trận quân sự, quốc phòng. Còn ngay lúc này Trung - Mỹ đang đối đầu toàn diện và trực diện. Từ thương mại, ngoại giao, quốc phòng, lợi ích trực tiếp lẫn gián tiếp.

Mỹ - Trung ngày càng xa nhau, khó tìm kiếm tiếng nói chung

Mỹ - Trung ngày càng xa nhau, khó tìm kiếm tiếng nói chung

Người ta từng hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ hội tụ lợi ích, thậm chí đã có khái niệm “Chimeria”, “G2”. Rất nhiều đời Tổng thống Mỹ đặt niềm tin vào việc Bắc Kinh sẽ “mềm mại” hơn với những giá trị dân chủ phương Tây.

Kể cả những người cứng rắn như Bill Clinton, hay cha con nhà G. Bush cũng từng đặt niềm tin vào sự thay đổi của Bắc Kinh. Vì người phương Tây cho rằng, Trung Quốc muốn mở cửa, gia nhập thị trường quốc tế, họ phải chơi chung một luật chơi với thế giới - đó là “luật Mỹ”.

Nhưng người Mỹ đã nhầm, ít nhất là đến thời điểm ngày cuối cùng của Tổng thống Obama tại tòa Bạch ốc. Trung Quốc túc kế đa mưu hơn những gì phương Tây nắm được.

Cái mà Mỹ “dòm ngó nhiều nhất” ở Trung Quốc chính là chủ nghĩa cộng sản, và họ nghĩ rằng “con đường ra” sẽ như Liên Xô, Đông Âu. Nhưng đến đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/2017), thế giới mới biết đến thuật ngữ “đặc sắc Trung Quốc” mang dấu ấn Tập Cận Bình.

Về kinh tế, cốt cán của tư tưởng này là thuyết “trọng cung” (supply - side economics) là lý thuyết kinh tế quan tâm đến các yếu tố quyết định sản lượng tiềm năng của nền kinh tế và sự thay đổi của nó theo thời gian.

Hay nói cách khác, kinh tế học trọng cung chú trọng đến các biện pháp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy đường cung AS dịch chuyển sang phải, nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng, từ đó có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng thực tế mà không gây ra ảnh hưởng lạm phát cao.

Biểu đồ của mô hình

Biểu đồ của mô hình "trọng cung"

Ông Tập đã thay đổi khẩu hiệu “trỗi dậy hòa bình” của người tiền nhiệm bằng “giấc mộng Trung Hoa”. Đó là sự kết hợp của nền kinh tế trọng cung và “chủ nghĩa đại Hán”.

Hệ quả là Trung Quốc ngày càng thực thi những chính sách liều lĩnh, chiếm đóng trái phép Biển Đông, xung đột với Nhật Bản, Ấn Độ, đương nhiên họ trở thành “cái gai” trong mắt Mỹ.

Tổng thống R. Nixon từng nói với Thủ tướng Chu Ân Lai: “Nếu hai dân tộc chúng ta là kẻ thù của nhau thì tương lai của thế giới này quả thật tăm tối”. Đây là một dự liệu chính xác, mặc dù thời điểm thập niên 70 Liên Xô mới là đối thủ chính của Mỹ!

Điều này cho thấy rằng, các kịch bản diễn tiến của thế giới đã có trong ngăn kéo ở chiếc bàn đại sự của các cường quốc từ hàng thập kỷ trước.

Mỹ đủ hấp dẫn để lôi kéo hình thành, cải tổ, chỉ đạo các tổ chức đa phương, song, Trung Quốc cũng có “vũ khí” ẩn trong tay nải, đó là món tiền hơn 400 tỷ USD cho vay ở các nước nghèo, nắm khá chắc nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở châu Phi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới không phẳng (Bài 3): Mâu thuẫn hệ thống tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714680659 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714680659 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10