Khi người Mỹ đi bỏ phiếu để quyết định xem họ có cần Trump cho bốn năm nữa hay không, có một thứ mà các đồng minh của Mỹ muốn, là cái cách tiếp cận “vấn đề Bắc Kinh” của ông phải được tiếp tục.
Những động thái từ các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ đang cho thấy điều mà họ muốn tổng thống Mỹ tiếp theo, bất kể là ai, sẽ tiếp tục cái cách hành xử cứng rắn của Donald Trump với Bắc Kinh.
Mặc dù trong bốn năm qua, người ta đã thường xuyên thấy các đồng minh và đối tác của Mỹ tỏ ra khó chịu với Trump và chính quyền của ông, trao đổi ngớ ngẩn trước công chúng, coi thường hệ thống đa phương và chẳng thèm kiêng nể bất cứ ai với những bình luận đáng ghét.
Các đồng minh NATO đã phản ứng dữ dội trước câu cửa miệng lặp đi lặp lại của Trump rằng, họ là những “kẻ ăn bám và nghèo kiết xác”, dựa vào sự hỗ trợ quân sự của Mỹ.
Cùng với đó là Nhật Bản và Hàn Quốc khó chịu ra mặt với sự hòa giải của Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ngay cả New Delhi, nhiều khi cũng phải đối mặt với những câu nói cạnh khóe của Donald Trump, dù tình bạn giữa Nerendra Modi và Trump chưa lúc nào lạnh nhạt.
Nhưng khi người dân Mỹ đi bỏ phiếu để quyết định xem họ có cần Trump cho bốn năm nữa hay không, có một thứ mà các đồng minh và đối tác lớn của Mỹ muốn, hay nói chính xác hơn là cái cách tiếp cận “vấn đề Bắc Kinh” của ông sẽ phải được tiếp tục.
Ban đầu, cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc đã khiến châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cực kỳ khó chịu do nó phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và kéo nền kinh tế của họ đi xuống. Nhưng sau đó, chính Brussels, New Delhi, Tokyo và các đối tác khác của Mỹ đã vui vẻ lặng lẽ cổ vũ các biện pháp cứng rắn của Trump đối với Bắc Kinh trong những năm qua.
Những căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng đã cho phép châu Âu có “quyền tự do ngôn luận” với Bắc Kinh - đối tác thương mại lớn nhất của “Lục địa già”, điều mà trước đây không thể tưởng tượng được.
Mới đây, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phản đối ra mặt cuộc đàn áp của Bắc Kinh ở Hồng Kông và Tân Cương trong một hội nghị thượng đỉnh ảo. Nếu ở vào một thời điểm khác, những lời chỉ trích trực tiếp như vậy, ít nhất gây ra “đòn thù” từ Trung Quốc. Nhưng hiện tại, Bắc Kinh không thể đồng thời xa lánh cả Washington và Brussels.
Trong khi đó, Nhật Bản đã quyết liệt kêu gọi một số công ty hàng đầu của mình di dời các nhà máy khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Á ngày càng gia tăng. Và vào năm 2020, họ đã chi hàng tỷ đô la để khiến hàng chục công ty Nhật Bản, những người lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng của họ sau đại dịch và vì căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, rời khỏi Trung Quốc.
Mặt khác, Donald Trump cũng đã biến những gì chỉ là một ý tưởng thành một đối trọng chiến lược vững chắc, hiệu quả với Bắc Kinh ở châu Á Thái Bình Dương: cái gọi là QUAD, một liên minh của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, sẽ sớm tổ chức cuộc tập trận hải quân kết hợp ở Vịnh Bengal và Biển Ả Rập. Bắc Kinh rõ ràng không thích điều này.
Tuần trước, New Delhi đã chào đón hai vị khách quan trọng: Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Sự nồng nhiệt của Ấn Độ dành cho Pompeo và Esper đang phản ánh mối quan hệ chiến lược ngày càng sâu sắc với một mối quan ngại trong tâm trí: Trung Quốc.
Và mới đây, Ấn Độ cùng Mỹ đã ký một hiệp ước quân sự, tạo điều kiện trao đổi nhiều hơn các dữ liệu chiến lược và không gian địa lý nhạy cảm giữa các đối tác.
Quay trở lại năm 2011, Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng khi đó là Hillary Clinton đã vạch ra những gì được mô tả là “xoay trục châu Á”. Nói một cách đơn giản, chính quyền Obama hứa sẽ định hướng lại trọng tâm chiến lược và quân sự của mình vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống lại các hành động gây hấn của Trung Quốc, bao gồm cả ở Biển Đông.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Obama và nước Mỹ đã không làm gì để thách thức một cách có ý nghĩa với Trung Quốc trong khu vực, và Bắc Kinh đã mở rộng hơn nữa tham vọng lãnh thổ của mình.
Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc đặc biệt lo lắng về sự mềm mỏng của chính quyền Mỹ tới đây, không ai trong số họ muốn một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc, nhưng cũng không ai muốn Bắc Kinh tiếp tục thách thức các quốc gia với chủ nghĩa bành trướng của họ.
Có thể nói, dù bất cứ ai chiến thắng trong cuộc bầu cử nước Mỹ thời điểm này, các đồng minh và đối tác của Mỹ cũng sẽ hy vọng rằng Tổng thống tiếp theo sẽ tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh. Donald Trump cho thấy, mặc dù có đôi lúc ông cư xử một cách “bản năng” nhưng sự quyết đoán của ông lại là thứ mà người ta phải ghi nhận.
Đến thời điểm hiện tại, các hãng tin chưa công bố dự đoán kết quả tại bang Nevada, nhưng biên tập viên của tờ Nevada Independent Jon Ralston biết Biden đang dẫn trước khoảng 11.400 phiếu, thêm rằng Trump "không có đường thắng" ở đây. Quan chức bầu cử hạt Clark Joe Gloria tỏ ý hy vọng 63.262 phiếu còn lại sẽ được xử lý trong ngày 7-8/11. Brad Raffensperger, quan chức bầu cử bang Georgia, cho biết còn 42.277 phiếu bầu chưa được kiểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn 12.835 phiếu so với đối thủ Joe Biden. Ứng viên đảng Dân chủ cần giành ít nhất 64% số phiếu còn lại để thắng ở bang Georgia. Điều này có thể xảy ra vì nhiều phiếu bầu trong số này nằm tại các bang hướng về đảng Dân chủ, nhưng kết quả cuối cùng vẫn sẽ rất sít sao. |
Có thể bạn quan tâm