Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2018; Xóa độc quyền sách giáo khoa; Quyền… “hành” doanh nghiệp; "Ông lớn" cao su vẫn âm u vì nợ... là tin NÓNG trong tuần từ 3-8/9.
1. Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018: Cơ hội “nâng cấp” doanh nghiệp Việt
Với chủ đề “Việt Nam- Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và Sáng tạo” VBS 2018 sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt được các xu hướng toàn cầu, mô hình kinh doanh, công nghệ mới...
Với 1.200 doanh nghiệp tham dự VBS 2018 là hội nghị chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại các nền kinh tế.
TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, VBS 2018 sẽ tập trung hai điểm nội dung quan trọng, cũng là điểm mạnh, thậm chí là động lực của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là kết nối và sáng tạo.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2. GS Đặng Hùng Võ: Nông dân vẫn “cô đơn” trên đồng ruộng
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn sáng ngày 7/9, GS Đặng Hùng Võ nhận định, trong thời gian vừa qua định vị nông nghiệp chưa hợp lý.
Từ năm 2016 đã có câu chuyện đẩy nông đi lên, đặt ra câu chuyện mô hình phát triển với vai trò của 4 nhà mà đặc biệt là vai trò của doanh nghiệp. GS Đặng Hùng Võ nhận định, thời gian gần đây, chúng ta đã đẩy được kinh tế nông nghiệp và cần đẩy mạnh hơn nữa.
“Tuy nhiên tôi thấy người nông dân vẫn “cô đơn” trên đồng ruộng. Mặc dù có sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân nhưng mô hình liên kết thế nào vẫn cần bàn bạc và tím hướng bởi như hiện nay chưa hiệu quả”, GS Đặng Hùng Võ nói.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố một số nội dung liên quan khiếu nại của người dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó chỉ ra những sai phạm của UBND TP HCM về việc làm trái phê duyệt của Thủ tướng.
Theo nội dung công bố Thanh tra chính phủ cho biết, Thủ Thiêm được quy hoạch là khu đô thị hiện đại, bền vững, có quy mô, tiêu chuẩn tầm cỡ khu vực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, UBND TP HCM và các sở ngành để xảy ra những thiếu sót, vi phạm, gây phát sinh khiếu nại đông người kéo dài.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
4. Xóa độc quyền sách giáo khoa
Tiếng trống khai trường đã điểm thì việc thiếu sách giáo khoa đầu năm học 2018-2019 lại tiếp tục được cảnh báo.
Rõ ràng Nhà xuất bản giáo dục đã không vì nhu cầu học tập chính đáng của học sinh để lên một kế hoạch phục vụ hoàn hảo, cho dù họ một mình một sân, “làm tất ăn cả” từ biên soạn, in ấn đến phát hành.
Bình luận về hiện tượng khan hiếm sách giáo khoa thời gian qua, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, NXB sách có lý giải rằng nhà sách in đủ nhưng do các nhà phát hành sách lo ngại năm sau sẽ còn không dùng bộ sách này nữa, nếu lấy dư số lượng quá nhiều năm sau cũng sẽ không bán được. Nhà phát hành sách đã không dự trù đúng số lượng học sinh của từng tỉnh một dẫn đến việc thiếu sách giáo khoa.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
5. “Phác họa” bức tranh kinh tế năm 2019
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa “phác họa” kế hoạch phát triển kinh tế năm 2019.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6,6 - 6,8% so với năm 2018; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8% so với năm 2018; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-5%.
Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước dự kiến đạt khoảng 1.411,3 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018; tổng chi cân đối ngân sách nhà nước dự kiến đạt khoảng 1.633,3 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7,2%; bội chi ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 222 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 3,6% GDP.
Dự kiến khả năng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 đạt khoảng 2.036-2.097 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 7,7-11% so với năm 2018, bằng khoảng 33-34% GDP...
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
6. "Siêu ủy ban" quản lý 5 triệu tỷ đồng sẽ hoạt động từ tháng 10 tới
với việc chính thức hoạt động của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước vào tháng 10 tới, lần đầu tiên, Việt Nam có một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đúng như thông lệ quốc tế về quản trị doanh nghiệp. Tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các bộ, UBND cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Đây cũng chính là xu hướng quản lý vốn nhà nước hiện đại mà nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang áp dụng.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
7. Xe bus nhỏ và tham vọng lớn
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng - Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa đề xuất đầu tư 210 xe buýt mini loại 12-16 chỗ gom khách từ các đường, hẻm nhỏ đến những trục giao thông chính.
Đề xuất nho nhỏ mà ngẫm lại cũng là lạ, tiện thì có tiện nhưng chưa chắc có lợi, xứ sở đất chật người đông đường hẻm ở thành phố này lắm lúc chỉ đủ hai xe máy ngược chiều nhau. Mâu thuẫn nghiêm trọng với hạ tầng giao thông.
Nếu xe 16 chỗ luồn lách vào từng con hẻm nguy cơ tắc nghẽn không chỉ là những tuyến phố lớn, câu cửa miệng “tắc từ nhà ra ngõ” là thật chứ không đùa.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
8. Quyền… “hành” doanh nghiệp
Đầu năm nay, một doanh nghiệp lên tiếng công khai về chuyện bị thanh tra, kiểm tra quá nhiều. Mục đích không phải để “tố” các cơ quan có thẩm quyền, mà chỉ mong muốn làm “mọi chuyện trở nên tốt hơn”.
Nhưng kết quả là doanh nghiệp này càng bị thanh tra, kiểm tra nhiều hơn đến nỗi doanh nghiệp xác định không bao giờ lên tiếng nữa. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ “chăm chỉ là ăn”, tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra cách “mềm dẻo” kẻo bị “chặn đủ đường”. Đương nhiên, đây không phải là trường hợp cá biệt. Nếu có thể liệt kê thì các doanh nghiệp chấp nhận chăm chỉ làm ăn sẽ lên tới con số hàng nghìn.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
9. Cách nào thu được 1,4 triệu tỷ đồng?
Báo cáo "Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019" vừa được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến, góp ý từ các cơ quan, bộ ngành.
Có một con số rất đáng chú ý: Sang năm 2019, Bộ KH&ĐT dự kiến tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt khoảng 1.411.300 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018. Liệu điều này có là khả thi?
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
10. Thất bại “toàn diện” từ thương vụ bán quyền thu phí
Hợp đồng mua bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM-Trung Lương có thời hạn 5 năm (từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 31/12/2018). Theo quy định của hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) đủ số tiền bán quyền thu phí 2.004 tỷ đồng trong ba đợt và kết thúc nộp đợt cuối vào tháng 10/2014
Tuy nhiên, trên thực tế Công ty Yên Khánh đã nộp 15 đợt và kết thúc đợt cuối ngày 31/3/2017, quá hạn so với hợp đồng hai bên đã ký hơn hai năm. Vì vậy, theo Tổng công ty (TCT) Cửu Long, Công ty Yên Khánh đã vi phạm hợp đồng và phải chịu mức phạt do chậm thanh toán tại hợp đồng mua bán quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương 264 tỷ đồng.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
11. VCCI phản đối đề xuất ngân hàng cấp thông tin khách hàng cho cơ quan thuế
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới có ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật quản lý thuế (sửa đổi).
Theo đó, tại lần góp ý này, VCCI hoan nghênh tinh thần cầu thị của Ban soạn thảo trong việc phối hợp với VCCI tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Đề cương dự thảo luật quản lý thuế ngay từ giai đoạn đầu soạn thảo. Ban soạn thảo cũng đã nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của VCCI và đã có giải trình cụ thể trong hồ sơ thẩm định.
Với một số vấn đề chưa được tiếp thu, VCCI giữ nguyên quan điểm và tiếp tục có ý kiến.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
12. Ai tiếp tay cho dự án BT? (Kỳ I): Công ty "con cưng", ưng chi được nấy!
Lợi dụng chủ trương phát triển nhanh đô thị, hàng loạt dự án BT tại tỉnh Quảng Nam được chính quyền địa phương ưu ái bất thường cho một số doanh nghiệp “con cưng”.
Một điều khá bất thường là không hiểu bằng cách nào mà một công ty lập dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam đồng ý phê duyệt làm 1,9 km với chi phí đầu tư lên đến 69,3 tỷ đồng. Để có được con đường ngắn này, Quảng Nam đã hào phóng giao 105,39 ha đất cho doanh nghiệp "con cưng" này phân lô bán nền thu hồi vốn.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
13. "Chìa khóa" mở cho vay ngang hàng
Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, khai thác tối đa dữ liệu lớn (Bigdata) và trí tuệ nhân tạo, kết nối và mở rộng hệ sinh thái để củng cố mô hình cho vay ngang hàng, bao gồm kết nối cùng các ngân hàng thanh toán, các công ty tài chính tiêu dùng, công ty thẩm định giá để định giá tài sản đảm bảo, văn phòng luật hỗ trợ pháp lý và văn phòng công chứng có thẩm quyền công chứng các giấy tờ giao dịch…, là chìa khóa để chúng tôi hướng tới quản trị rủi ro, giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia P2P.
Tất nhiên, sẽ không có hoạt động đầu tư tài chính nào mà đảm bảo giảm được rủi ro tuyệt đối. Nhưng khả năng "quét", "đọc" một con người (tương tự như mạng xã hội Facebook), thông qua giải mã bằng thuật toán cộng khả năng "chấm điểm" tín nhiệm sẽ giúp Megalend làm được nhiều điều hơn so với các trang cho vay P2P đang được phát triển rầm rộ nhưng còn khó đánh giá hiệu quả trên thị trường hiện nay.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
14. VN-Index khó tránh khỏi điều chỉnh
Ở phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, VN-Index có thời điểm đã chạm đến mốc cao nhất 1.003 điểm, nhưng không thể trụ vững trên mức này do các quỹ ETF chốt giá trị tài sản ròng (NAV) nhằm tính toán lại danh mục mới cho kỳ cuối cùng năm nay.
Tại mốc 1.000 điểm này, nếu xét theo phương diện kỹ thuật thì không hẳn là một ngưỡng cản thực sự lớn, mà phải là những mốc 1.050 hay 1.080 điểm. Tuy nhiên, mức 1.000 điểm vẫn đang được nhà đầu tư (NĐT) xem là một ngưỡng kháng cự. Do vậy, áp lực bán thường khá lớn mỗi khi có tín hiệu xấu.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
15. "Ông lớn" cao su vẫn âm u vì nợ
VRG (mã GVR) mới đây đã công bố báo cáo tài chính giữa niên độ soát xét với nợ phải trả ở mức 28.179 tỷ đồng, trong đó có 13.763 tỷ đồng nợ vay.
Theo đó, doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 của Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam – CTCP (VRG) chỉ đạt 1.378 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi giá vốn giảm hơn 87% khiến biên lãi gộp tăng từ 20,9% lên 40,6%. Lợi nhuận gộp thu về 560 tỷ đồng.
Thời điểm 30/06, nợ phải trả của VRG ở mức 28.179 tỷ đồng trong đó có 13.763 tỷ đồng nợ vay. Ngoài ra, VRG còn khoản nợ xấu lên đến 1.139 tỷ đồng phát sinh từ các khoản phải thu khách hàng, phải thu về cho vay và phải thu khác. VRG trích lập dự phòng lên đến 522,8 tỷ đồng cho các khoản phải thu ngắn hạn và hơn 28 tỷ đồng cho khoản phải thu dài hạn.
Khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết cũng giảm 89 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Thời điểm 30/06, VRG có hai đơn vị liên doanh, liên kết là CTCP gỗ MDF VRG – Dongwha và CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
16. Doanh nghiệp “gánh nợ” sau khi cổ phần hóa
Mỗi năm buộc chi hàng chục tỷ đồng cho khoản vốn vay ODA, bộ máy hoạt động cồng kềnh… là những gì mà Công ty CP cấp nước Nghệ An (Cty cấp nước Nghệ An) đang phải gánh trên mình sau khi cổ phần hóa.
Ngoài tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, Cty cấp nước Nghệ An còn phải đối mặt với rất nhiều gánh nặng tài chính chưa biết bao giờ mới trút bỏ được.
Sau cổ phần hóa, Cty cấp nước Nghệ An liên tục mở rộng phạm vi, đối tượng khách hàng để tăng doanh thu. Thế nhưng, theo báo cáo tài chính thì trong năm 2017, đơn vị này vẫn báo lỗ gần 1 tỷ đồng.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
17. TP HCM: Nhiều băn khoăn của doanh nghiệp về Dự án Bộ luật lao động
Người lao động cần trả lại tiền kinh phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng, lao động thử việc cũng cần có hợp đồng làm việc…
Đó là những kiến nghị, ý kiến được đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia tập trung trao đổi tại hội thảo tham vấn và lấy ý kiến về dự án Bộ luật lao động vừa được tổ chức tại TP HCM. Theo đại diện các doanh nghiệp, hiện nay luật lao động còn nhiều bất cập trong các điều khoản thỏa thuận giữa người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động làm nảy sinh những kiện tụng không đáng có.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
18. IPO Vinalines có “làm nổi lại con tàu sắp chìm”?
Ngày 5/9, Sở GDCK Hà Nội diễn ra phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải việt Nam (Vinalines).
Kết thúc phiên đấu giá, hơn 5,44 triệu cp, chiếm 0,38% vốn điều lệ đã được chào bán thành công với giá trúng bình quân là 10.002 đồng/cp. Giá trúng cao nhất là 13.000 đồng với số lượng 2.000 cp. Giá trúng thấp nhất là 10.000 đồng/cp với khối lượng hơn 5,42 triệu cp.
Trước đó, theo kết quả đăng ký đấu giá, có 42 nhà đầu tư tham gia gồm 2 nhà đầu tư tổ chức và 40 nhà đầu tư cá nhân với khối lượng đăng ký mua lần lượt là 300.000 cp và 5,14 triệu cp, chiếm tổng số 1,1% lượng cổ phần bán đấu giá.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
19. Tăng tốc “thời trang nhanh”
Theo thông báo chính thức của Fast Retailing – công ty sở hữu thương hiệu UNIQLO, công ty này sẽ mở cửa hàng thời trang đầu tiên tại Việt Nam vào mùa thu năm 2019.
Như vậy, sau sự xuất hiện của Zara thuộc tập đoàn Inditex và H&M, UNIQLO là thương hiệu thời trang nhanh tiếp theo chính thức chọn Việt Nam là một thị trường tiêu thụ thay vì chỉ coi như là một điểm sản xuất như trước kia.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
20. Giải bài toán vốn cho "siêu dự án" đường sắt tốc độ cao cách nào?
Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDIS đã báo cáo nghiên cứu khả thi giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Theo đó, tư vấn đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới dài hơn 1.545 km, phân kỳ đầu tư các đoạn Hà Nội - Vinh dài 285 km; Vinh - Nha Trang 896 km; Nha Trang - TP HCM dài 364 km.
Dự án đường sắt tốc độ cao có tổng mức đầu tư dự kiến là 58,710 tỷ USD(tương đương 1,3 triệu tỉ đồng). Trong đó, giai đoạn 1 sẽ xây dựng đoạn Hà Nội – Vinh (khoảng 10,83 tỉ USD), Sài Gòn - Nha Trang (khoảng 13,83 tỉ USD), phân kỳ trong 10 năm (2020-2030). Giai đoạn 2 là đoạn Vinh - Nha Trang với số tiền 34,05 tỉ USD, xây dựng từ năm 2035 và hoàn thành khai thác toàn tuyến 2040-2045.
Về phương án huy động vốn cho giai đoạn I, tư vấn đề xuất các phương án gồm: Phương án 1 từ ngân sách (tiết kiệm ngân sách cho đầu tư tương đương 0,7% GDP/năm, từ 2020-2030 (bằng 24,7 tỷ USD); Phương án 2, ngân sách và ODA (tiết kiệm ngân sách tương đương 0,3% GDP/năm, từ 2020-2030 (bằng 10,7 tỷ USD) và vay ODA phần còn lại (14 tỷ USD) còn lại trong giai giai đoạn 2025-2030); Phương án 3, ngân sách, ODA và BOT (tư nhân) (tiết kiệm ngân sách 0,3% GPD/năm, từ 2020-2030 (bằng 10,7 tỷ USD), vay ODA 13 tỷ USD trong giai đoạn 2025-2030, nhà đầu tư BOT 1 tỷ USD (mua sắm đoàn tàu, vận hành khai thác).
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
21. Xuất khẩu dệt may vào Mỹ và nỗi lo hàng Trung Quốc "đi đường vòng"
Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của dệt may với gần 40% tổng kim ngạch. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ bùng bổ, xuất khẩu dệt may Việt sẽ phải đứng trước nhiều thách thức lớn.
Theo báo cáo ngành dệt may của Công ty chứng khoán quốc tế (VIS), ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
22. Gỡ nút thắt thiếu nguyên liệu ngành may nên bắt đầu từ đâu?
Mới đây, thị trường đầu tư ghi nhận làn sóng đầu tư vào chuỗi cung ứng ngành dệt may. Tuy nhiên, những con sóng này đã giải quyết được bài toán nguyên liệu cho toàn ngành?
"Đỉnh" của những làn sóng đầu tư này có thể kể đến việc Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã chi khoảng 47 triệu USD tương đương khoảng 5 tỷ JPY để mua thêm gần 10% cổ phần của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).
Thương vụ này đã giúp nhà đầu tư Nhật Bản nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại Vinatex lên tới khoảng 15%.Ngoài ra, 25 triệu USD chính là giá trị của của dự nhà máy sản xuất, gia công hàng may mặc tại Khu công nghiệp VSIP II-A của nhà đầu tư đến từ Bermuda là Công ty TNHH Apparel Far Eastern.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
23. Việt Nam sẽ là đích đến đầu tư của nhiều dòng vốn thực hiện chính sách hướng Nam
Thời gian qua, các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư đã tập trung đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc. Trong những giai đoạn đầu phát triển, chi phí kinh doanh của Trung Quốc rất thấp. Tuy nhiên, hiện nay chi phí kinh doanh của Trung Quốc đang có xu hướng tăng và tăng với tốc độ nhanh.
Ngoài ra, những xung đột thương mại gần đây cũng dấy lên những lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại bởi thị phần hàng hoá của Trung Quốc trên thị trường thế giới là khá lớn. Vì vậy nếu chiến tranh thương mại có nguy cơ xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả nền kinh tế toàn cầu cũng như lợi ích của những tập đoàn, nhà đầu tư này.
Vì vậy, xu hướng lựa chọn hay chuyển dịch địa bàn kinh doanh từ Trung Quốc sang các địa điểm kinh doanh khác có chi phí thấp hơn và phân tán rủi ro, mà một số quốc gia, nền kinh tế đã thực hiện đó là chính sách hướng Nam. Và chiến lược này đang là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư, tập đoàn đa quốc gia. Điều này được thể hiện ở việc một số quốc gia đã triển khai chính sách hướng Nam, trong đó có thể kể đến Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)...
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
24. Đâu là “liều thuốc” tăng trưởng của ngành cơ khí?
Nếu như năm 2010, số doanh nghiệp cơ khí là 10.000 doanh nghiệp, năm 2016 đã có 21.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cơ khí cũng đạt trên 16 tỷ USD. Có được kết quả này phải kể đến việc, doanh nghiệp đã làm chủ được một số công nghệ, tỷ lệ tự động hoá ngày một nâng cao. Điều đáng nói, một số doanh nghiệp nội đã tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI và chuỗi cung ứng toàn cầu của một số tập đoàn đa quốc gia.
Tuy nhiên, chỉ ra hòn đá tảng đang “kéo chậm” sự phát triển của ngành, ông Nguyễn Văn Thụ, Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho biết: “Điểm yếu của ngành cơ khí đó là “làm tất ăn cả”, đầu tư dàn trải. Vì vậy, việc đầu tư bị dàn trải, sản phẩm rất khó có khả năng cạnh tranh, trình độ kỹ thuật ngành cơ khí vẫn chỉ được xếp dưới mức trung bình”.
Ngoài ra, các sản phẩm cơ khí chủ yếu là hàng gia công, có giá trị kinh tế thấp và chưa hình thành được một số ngành “mũi nhọn” trong chế tạo cơ khí.
=>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.