Trung Quốc đã bành trướng đến mức nào? (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ để trở thành quốc gia giàu nhất thế giới!

Trung Quốc đã chi 3 tỷ USD để sở hữu đặc quyền cửa ngõ vào châu Âu

Trung Quốc đã chi 3 tỷ USD để sở hữu đặc quyền cửa ngõ vào châu Âu

>> Trung Quốc "viết" lại nền kinh tế

Người ta có thể mường tượng ra sự ảnh hưởng khắp nơi của Trung Quốc, từ đôi dép đến chiếc điện thoại có dòng chữ “Made in China” hay “ZTE”,… nhưng rất khó để nhận biết hết mục đích của các hiện tượng này. Bởi chúng được che dấu rất kín đáo dưới vỏ bọc hợp tác, đầu tư, phát triển.

Chẳng hạn, nếu bạn là người yêu thích món rượu vang Pháp, có thể ngạc nhiên khi biết rằng nhà đầu tư Trung Quốc đã thâu tóm gần hết các trang trại nho, hầm rượu nổi tiếng nhất ở Bordeaux.

Hoặc, trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Cosco, một công ty nhà nước Trung Quốc đã chi 3 tỷ USD thâu tóm cảng biển Piraeus ở Hy Lạp - một cửa ngõ vào châu Âu.

Hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc đã âm thầm tiến vào châu Âu, tại quốc gia mạnh nhất lục địa già, nước Đức - Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Hàng loạt thị trường từ Ecuador, Ai Cập đến Trung Á,…“khoanh tay chịu trói” đầu hàng trước làn sóng ồ ạt của hàng Trung Quốc, rẻ và phong phú.

Trong vòng 10 năm tiếp đó kể từ khi trở thành thành viên của WTO, Trung Quốc đã tăng kim ngạch thương mại với các nước trên thế giới từ 510 tỷ USD lên 2.970 tỷ USD, tức là gấp 6 lần. Cũng thời gian này các ngân hàng CDB, Eximbank đã cấp 110 tỷ USD cho vay, vượt qua cả IMF, WB.

Hơn 30 triệu người Hoa có mặt khắp châu Á, tạo thành bộ phận dân số quan trọng ở Singapore, Thái Lan, Indonesia, Brunei. Đặc biệt là tầng lớp tinh hoa hải ngoại, nơi tập hợp nhiều nhà kinh doanh, chính trị gia gốc Hoa đại tài. Ở các quốc gia nói trên, người Hoa nắm từ 4,5% - 80% GDP!

“Bộ ba” sức mạnh của Trung Quốc chính là đảng lãnh đạo, ngân hàng đầy tiền và doanh nghiệp nhà nước.

Bộ ba sức mạnh Trung Quốc là Đảng lãnh đạo, tài chính hùng mạnh và doanh nghiệp nhà nước

Bộ ba sức mạnh Trung Quốc là Đảng lãnh đạo, tài chính hùng mạnh và doanh nghiệp nhà nước

>> Trung Quốc "đi ngược" khiến thế giới lo lắng

Đảng cộng sản Trung Quốc được thiết kế dựa trên chủ nghĩa Marx kết hợp với chủ nghĩa yêu nước. Bước ngoặt đã diễn ra dưới thời ông Tập Cận Bình, bằng cách bổ sung thêm chủ nghĩa dân tộc. Ở đây chính là tư tưởng “đại Hán”, không ngừng bành trướng và thâu tóm ra bên ngoài.

Các ngân hàng Trung Quốc đã dựa vào “quyết tâm chính trị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc để thực thi mệnh lệnh tài chính. Khoản tiết kiệm khoảng 40% thu nhập của 1,3 tỷ dân theo điều kiện mà các nhà kinh tế gọi là “áp chế tài chính” đã gây quỹ hàng nghìn tỷ USD cho các nhà băng.

Các nhà kinh tế phát hiện ra, tổn thất tài chính mà người dân hứng chịu hoàn toàn trùng khớp với khoản đầu tư ra nước ngoài của các ngân hàng/doanh nghiệp nhà nước như CDB, Eximbank, Cosco, CNCP, Sinopec, CNOOC…

Sự xuất hiện của Trung Quốc ở khắp thế giới đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong thế kỷ 21. Nói cách khác, thế giới bây giờ không còn là cuộc chơi riêng của người Mỹ và châu Âu.

Với Trung Quốc, chúng ta nhìn thấy mọi thứ thật êm ái, không súng đạn, bạo lực như những cuộc xâm lược thuộc địa hồi thế kỷ 18-19. Thay vào đó là “bàn tay sắt bọc nhung” dễ được chấp nhận nhưng cũng không dễ thoát ra.

Sức bành trướng của Trung Quốc dường như không thể kháng cự!

Sức bành trướng của Trung Quốc dường như không thể kháng cự!

Đơn giản, bạn không có nhiều lựa chọn khi mà cả khu chợ khổng lồ có tới 80% hàng Trung Quốc; bạn cần gì cũng có vì thương nhân Trung Quốc có thể bán bất cứ thứ gì có thể nghĩ ra! Và không nước nào có thể sản xuất rẻ hơn Trung Quốc. Đây là tình hình tại các khu chợ đầu mối ở các nước Trung Á, được mô tả trong cuốn sách “Đạo quân Trung Quốc thầm lặng”.

Và như thế, doanh nghiệp nước bạn sẽ chết dần theo cách này. Nếu không cạnh tranh được thì phải tìm cách hợp tác, đây là kịch bản mà doanh nhân Trung Quốc rất thích. Một mặt, với tiềm lực mạnh hơn, nắm chuỗi cung ứng, họ sẽ dần dà thâu tóm cổ phẩn; motip này nhân lên một mức nào đó thì nền kinh tế sở tại sẽ nằm trong quyền kiểm soát của Trung Quốc!

Đây là lý do giải thích vì sao, nếu Trung Quốc đóng cửa biên mậu hoặc cắt đứt chuỗi cung ứng đột ngột thì hàng loạt nền kinh tế chao đảo, giá hàng hóa tăng vọt.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc đã bành trướng đến mức nào? (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10