Xuất khẩu thủy sản khó hồi phục mạnh trong năm

Diendandoanhnghiep.vn Theo thống kê của Hải quan, ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 5/2020 vẫn giảm nhẹ 1,6% đạt 570 triệu USD.

Cá Ngừ là một trong những mặt hàng giảm mạnh 18%

Cá Ngừ là một trong những mặt hàng giảm mạnh 18%

Tính đến hết tháng 4/2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 2,23 tỷ USD, giảm gần 8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu trong tháng 4/2020 giảm nhẹ 2,9%. Ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 5/2020 vẫn giảm nhẹ 1,6% đạt 570 triệu USD đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng lên gần 3 tỷ USD, giảm trên 6% so với cùng kỳ năm 2019.  

Ẩn phẩm thuỷ sản xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020

Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020

Dịch COVID-19 gây ảnh hướng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản khiến cho xuất khẩu thuỷ sản liên tục sụt giảm trong những tháng đầu năm. Dịch bùng phát ở Trung Quốc và Hàn Quốc dẫn đến giảm mạnh ở hai thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2020.

Tiếp đến, từ tháng 3/2020 dịch COVID-19  bùng phát mạnh ở các nước EU và Mỹ khiến xuất khẩu sang những thị trường này bị đình trệ. Do vậy, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tiếp tục giảm 10% trong tháng 5 sau khi giảm 11% trong tháng 4.

Xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường

Xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường

Đồng thời, trong tháng 5 xuất khẩu sang thị trường EU cũng giảm sâu 21%. Trước đó, trong tháng 4 đã giảm 23%. Trong các thị trường chính nhập khẩu thủy sản Việt Nam, 2 tháng qua có thị trường Nhật Bản và Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng dương.

Sau khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại Trung Quốc, từ tháng 3/2020 nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đã phục hồi, do đó xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này tăng liên tục: tăng 35% trong tháng 4 và tiếp tục tăng mạnh 20% trong tháng 5.

Trong khi đó, Nhật Bản ổn định nhu cầu nhập khẩu với giá trị nhập khẩu từ Việt Nam tăng liên tục qua các tháng đầu năm. Trong tháng 5, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 9% sau khi tăng 16% trong tháng 4. Dự kiến với đà tăng trưởng này, Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản Việt Nam trong năm nay và sẽ bù đắp phần đáng kể cho sự sụt giảm tại các thị trường EU, Mỹ.

Cũng theo thống kê của Hải quan, tính đến hết tháng 5 xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ còn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 2%, đến cuối tháng 6, kết quả xuất khẩu sang thị trường này sẽ tương đương hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019.

Hầu hết các mặt hàng đều sụt giảm, trừ tôm duy trì tăng trưởng 6% trong tháng 4 và tháng 5 do vậy sau 5 tháng xuất khẩu tôm vẫn có tăng trưởng dương gần 4% với gần 1,2 tỷ USD. Đồng thời xuất khẩu cá tra đến tháng 5 đang hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%. 

Ước tính tổng xuất khẩu hải sản đến cuối tháng 5/2020 đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm trên 4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mặt hàng cá ngừ giảm mạnh 18% và mực bạch tuộc giảm 19%, các sản phẩm hải sản khác vẫn tăng nhẹ như cá biển khác tăng gần 5%.

Dự báo xuất khẩu thủy sản trong những tháng tới sẽ hồi phục dần vì thị trường EU đã bắt đầu mở cửa thông thương trở lại từ tháng 5, nhu cầu sẽ tăng dần trong những tháng tới. Tuy nhiên, diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp tại Mỹ và một số nước khác nên sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại thủy sản chung của toàn cầu. Do vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khó hồi phục mạnh trong những tháng cuối năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu thủy sản khó hồi phục mạnh trong năm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139955 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139955 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10