Động lực tăng trưởng mới cho kinh tế châu Phi

CẨM ANH 19/01/2024 03:00

Châu Phi đang phải đối mặt với một thời điểm quan trọng khi nền kinh tế của Trung Quốc suy yếu. Điều này đòi hỏi châu lục này phải tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

>> Mỹ, EU toan tính gì khi tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi?

Châu Phi cần thúc đẩy thương mại nội khối

Châu Phi cần thúc đẩy thương mại nội khối để cùng tạo ra các động lực kinh tế mới

Giới quan sát nhận định, Châu Phi cần đa dạng hóa và củng cố các mối quan hệ hiện có với các đối tác toàn cầu khác, bao gồm cả Mỹ, để tự bảo vệ mình trước bối cảnh kinh tế Trung Quốc chưa phục hồi. Đây cũng là thời điểm then chốt để các nước châu Phi tăng cường thương mại nội địa và đa dạng hóa hàng hóa thương mại của mình.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đa tăng cường mối quan hệ với Châu Phi vì lục địa này giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm dầu mỏ và các khoáng sản quan trọng, đồng thời đặt lục địa này vào trung tâm của Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Trung Quốc đã tài trợ cho các dự án lớn ở châu Phi, bao gồm cung cấp khoản vay khoảng 1 tỷ USD vào cuối năm 2023 để tài trợ cho hai tổ máy phát điện mới tại nhà máy điện Hwange của Zimbabwe, nhằm giảm tình trạng cắt điện ở nước này.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang cắt giảm các khoản tài trợ ở lục địa này khi Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn kinh tế trong nước trong bối cảnh giá tiêu dùng giảm, khủng hoảng bất động sản và xuất khẩu trì trệ. Khi các khoản cho vay của Trung Quốc dành cho châu Phi giảm đi, lục địa này buộc phải tìm cách đa dạng nguồn vốn để hỗ trợ cho sự phát triển của chính mình.

Một cách tiếp cận quan trọng mà châu Phi thực hiện là thúc đẩy mở rộng phạm vi các loại hàng hóa có thể giao dịch ngoài tài nguyên thiên nhiên để tăng cường các cơ hội hợp tác thương mại. Đến nay, Châu Phi tập trung xuất khẩu các tài nguyên thiên nhiên như crom, bạch kim, kim cương, sắt, coban, đồng và uranium vì châu lục này sở hữu 30% tài nguyên khoáng sản còn lại của thế giới, cũng như 12% trữ lượng dầu và 8% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào việc buôn bán tài nguyên thiên nhiên không phải lúc nào cũng có lợi do giá cả biến động. Ngoài ra, tài nguyên có thể là nguồn gốc của xung đột và nguồn thu lớn từ tài nguyên đôi khi có thể dẫn đến các vấn đề khác như làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường sống, tham nhũng...

Nhiều quốc gia châu Phi khác, như Nigeria, Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo và Chad rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng phải vật lộn để biến những nguồn tài nguyên này thành sự phát triển bền vững và cải thiện mức sống cho người dân. Ngoài ra, việc tập trung khai thác tài nguyên có thể làm các quốc gia không chú trọng phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế, dẫn đến thiếu đa dạng hóa và bất ổn kinh tế lâu dài.

Trên thực tế, việc trao đổi các loại hàng hóa như bông, động vật sống, cá, ngô, ca cao, chè và đường, cũng như các dịch vụ kinh doanh và du lịch vẫn diễn ra thường xuyên giữa các quốc gia châu Phi khác nhau, như Bờ Biển Ngà, Ghana, Kenya, Nigeria và Zimbabwe, nhưng chiếm chưa đến một phần tư tổng thương mại của lục địa.

>> Vì sao Ấn Độ đưa Liên minh châu Phi vào G20?

Các nhà lãnh đạo tạip/Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) năm 2022

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) năm 2022

Theo ông David Luke, Giáo sư tại Viện Firoz Lalji về Châu Phi tại Trường Kinh tế London, mặc dù châu Phi nên tăng cường xuất khẩu các mặt hàng khác ngoài tài nguyên thiên nhiên ra toàn thế giới, nhưng hàng hóa châu Phi có thể khó cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Vì vậy, cần tập trung vào việc thúc đẩy thương mại nội khối châu Phi. Thương mại nội bộ châu Phi làm giảm sự phụ thuộc vào thị trường toàn cầu và khuyến khích đa dạng hóa trong nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ - những lĩnh vực giúp tạo thêm việc làm.

Liên Hợp Quốc ước tính thị trường nội địa châu Phi có thể trở thành thị trường trị giá 3 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Khu vực Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi đang nỗ lực giảm bớt các rào cản thương mại giữa các nước Châu Phi.

Khi nhiều ngành công nghiệp tiềm năng được mở ra, các chính phủ châu Phi cần giải quyết vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, lục địa này có dân số trẻ nhất thế giới, nhưng khoảng 72 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24 không được đào tạo, làm việc hoặc đi học.

Bà Sonja Cheung, Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Châu Á nhận định, đã đến lúc Châu Phi chuyển hướng sang các liên minh thương mại đa dạng và tạo ra các động lực kinh tế mới.

Bà cho biết: "Khai thác Khu vực Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi có thể là chìa khóa để thúc đẩy thương mại nội lục địa và vượt qua sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Cùng với đó, việc đa dạng hóa các đối tác thương mại cũng có thể mang lại cho châu Phi một mạng lưới an toàn trong bối cảnh Trung Quốc đang phải xử lý các thách thức kinh tế trong nước".

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ, EU toan tính gì khi tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi?

    Mỹ, EU toan tính gì khi tăng cường ảnh hưởng tại châu Phi?

    03:00, 12/10/2023

  • Điều gì cuốn hút các doanh nghiệp ASEAN vào châu Phi?

    Điều gì cuốn hút các doanh nghiệp ASEAN vào châu Phi?

    03:30, 27/09/2023

  • Vì sao Ấn Độ đưa Liên minh châu Phi vào G20?

    Vì sao Ấn Độ đưa Liên minh châu Phi vào G20?

    03:30, 10/09/2023

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "bắt tay" các nước châu Phi hồi sinh sáng kiến BRI

    03:30, 06/08/2023

  • Tổng thống Putin đang toan tính gì ở châu Phi?

    Tổng thống Putin đang toan tính gì ở châu Phi?

    04:30, 31/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Động lực tăng trưởng mới cho kinh tế châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO