Những vị trí thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoặc những công việc được thực hiện theo lối mòn, không có tư duy, sáng tạo có thể sẽ bị ChatGPT hoặc những chatbot tương tự như thay thế.
>>>ChatGPT và tác động đến thị trường lao động Việt Nam
Chia sẻ tại toạ đàm với “ChatGPT: cơ hội và thách thức?”, ông Michael Lê - Kiến trúc sư giải pháp của Google Cloud cho biết đã sử dụng ChatGPT như một trợ lý ảo để hỗ trợ công việc cụ thể, đơn giản và thường xuyên như soạn email (thư điện tử), sửa CV, báo cáo… Chuyên gia này đánh giá trợ lý ảo đã thực hiện những công việc trên một cách nhanh chóng, chính xác, giúp giảm bớt phần việc chân tay hàng ngày mà không phải trả… lương.
Ông Vũ Quang Hiếu - Trưởng bộ phận Quản lý dữ liệu của ZaloPay cho biết thêm, ngoài vị trí là trợ lý ảo cho cá nhân, trong doanh nghiệp, ChatGPT hỗ trợ thực hiện khảo sát, tương tác và hỗ trợ khách hàng - mảng công việc lớn trong các doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp công nghệ, ChatGPT có thể hỗ trợ công việc cho một số vị trí nhân sự ở mức độ đơn giản với những nhiệm vụ cụ thể.
ChatGPT đang tiếp tục được đầu tư và phát triển. Vấn đề được quan tâm là Chat GPT sẽ thay đổi công việc như thế nào trong tương lai?
Từ trải nghiệm và quan điểm cá nhân, ông Michael Lê cho rằng, ChatGPT hiện có thể làm nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, ở vị trí công việc cao hơn như quản lý, lãnh đạo… kỹ năng thực hiện nhiệm vụ cụ thể không nhiều thêm, thay vào đó là những kỹ năng liên quan đến tư duy, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm…
“Ở những vị trí cao hơn nữa, những công việc phải thực hiện càng đòi hỏi tư duy, sáng tạo. Chẳng hạn, làm việc với khách hàng để thiết kế giải pháp thì mình phải hiểu những vấn đề trong công việc của họ để có hướng giải quyết cụ thể. Phần việc này máy móc không thể thực hiện được” - ông Michael Lê nói.
Từ nhận định trên, ông Michael Lê nhận định, những vị trí công việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể, đơn giản dễ bị thay thế bởi sản phẩm trí tuệ nhân tạo như ChatGPT. Đây được dự đoán là khó khăn, thử thách với các nhân sự trẻ vừa mới ra trường trong những năm tới bởi họ thường được giao thực hiện những việc đơn giản. Trong thời gian tới, những công việc này máy móc có thể thực hiện được, nhân sự trẻ không có cơ hội để làm việc và tích luỹ kinh nghiệm để rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề…
>>>ChatGPT có thể làm ai mất việc?
Theo ông Michael Lê, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học sinh viên cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng để tạo lợi thế cạnh tranh với chatbot như ChatGPT. Ngoài kiến thức chuyên môn về lập trình, giải thuật, ngôn ngữ lập trình, sinh viên cần trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và thấu hiểu cảm xúc của khách hàng, đối tác mà máy móc không thể làm được. Trước đây, nhân sự trẻ được trao cơ hội để sau từ 2-3 năm làm việc và cống hiến, rèn rũa qua thực tế công việc để tạo kỹ năng thì trong thời gian tới, việc trang bị kiến thức nền phải được thực hiện nhanh hơn để khi ra trường có thể sẵn sàng bắt tay làm việc ngay, không có độ trễ thời gian để nhận cơ hội từ thực tế.
Ông Vũ Quang Hiếu nhận định, những công việc được thực hiện theo lối mòn, không có tư duy, sáng tạo có thể sẽ bị ChatGPT hoặc những chatbot tương tự như thay thế. Để tạo lợi thế cạnh tranh, ông Vũ Quang Hiếu đồng tình với quan điểm trên và cho rằng, nhân sự trẻ cần chủ động học hỏi, rèn luyện để sớm trang bị các kỹ năng mềm. Không chỉ trong quá trình làm việc với đối tác, khách hàng, ngay cả trong nội bộ doanh nghiệp, trong một nhóm hay một phòng ban, không một nhân sự nào có thể thực hiện một dự án, phần việc mà đó là sản phẩm của tập thể.
Vì vậy, làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng mà ChatGPT không thể thực hiện. Hơn nữa, khi nói đến làm việc theo nhóm, nhiều chuyên gia lao động đánh giá nhân sự Việt Nam hiện vẫn chưa thành thục kỹ năng này. Vì thế, việc rèn luyện khả năng làm việc nhóm ngay từ khi còn đi học sẽ tốt hơn cho công việc sau này, để có thể tương tác tốt hơn với nhiều người, làm việc chung với nhiều nhóm khác nhau tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ ChatGPT, Bing có hơn 1 triệu người chờ được dùng
03:30, 17/02/2023
Cổ phiếu ăn theo ChatGPT tại Trung Quốc hạ nhiệt
04:30, 15/02/2023
ChatGPT, lợi ích và thách thức trong ngành giáo dục
09:16, 14/02/2023
Rà soát chính sách để thích ứng với ChatGPT
22:47, 13/02/2023
Bitcoin trồi sụt, tiền điện tử AI nổi sóng trong “cơn sốt” ChatGPT
17:02, 13/02/2023
Để "sống chung" với ChatGPT
01:00, 13/02/2023
ChatGPT và mối nguy với những “ông trùm” tỷ đô
05:15, 11/02/2023
Chuyên gia giáo dục nói gì về “cơn sốt” ChatGPT?
03:00, 11/02/2023
Giáo viên, học sinh “được” gì từ ChatGPT?
05:00, 09/02/2023
ChatGPT có thể “xâm chiếm” ngành tài chính?
11:30, 08/02/2023
ChatGPT và cơ hội đổi mới ngành giáo dục
04:00, 07/02/2023