Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói: "Điều mong muốn nhất của chúng tôi chỉ có ba thứ, đó là “vũ khí, vũ khí và vũ khí".
>>"Bơm" vũ lực cho Ukraine chống Nga, phương Tây đã sai lầm?
Thời Liên Xô, ngành công nghiệp quốc phòng tập trung sản xuất tại Ukraine, đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ khi Liên Xô tan rã đến nay, nền quốc phòng Ukraine vẫn thừa hưởng công nghệ, nhân lực và cơ số khí tài ra đời cách đây hơn 30 năm.
Thành phố Dnipropetrovsk ở miền Nam Ukraine từng là trung tâm sản xuất vệ tinh và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Do tình thế địa chính trị thay đổi, lần lượt các đời Tổng thống Ukraine dần dần phi quân sự hóa trung tâm này.
Dưới thời Tổng thống Leonid Kuchma, trung tâm Dnipropetrovsk đổi hướng trở thành trọng điểm công nghiệp nặng. Từ năm 2.000, thủ phủ vũ khí hiện đại này tiếp tục chuyển đổi thành trung tâm chính trị, văn hóa, tài chính.
Tổng thống Petro Poroshenko lên nắm quyền, thay đổi đường hướng trung lập bằng liên kết với NATO, Liên minh châu Âu, sau khi bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập, nền quốc phòng Ukraine không còn thể mạnh như trước.
Đặc biệt, sau thời điểm Liên Xô tan rã, một lượng lớn vũ khí chiến lược gồm 1.240 đầu đạn hạt nhân riêng rẽ nằm lại kho tại Ukraine. Ngoài ra còn 176 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, một phi đội máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Năng lực vũ khí hạt nhân Ukraine ở thời điểm đó đứng thứ 3 thế giới, sau Nga và Mỹ; số đầu đạn hạt nhân nhiều hơn Pháp, Trung Quốc và Anh cộng lại. Tất nhiên, phía Moscow nhận ra rằng, đó là mối nguy về lâu dài.
Có lẽ, người Ukraine bây giờ mới cảm thấy hối tiếc về tiên đoán xuất sắc của vị cựu Bộ trưởng Tư pháp Nezalezhnoy Sergei Golovaty, rằng: “Kiev cần giữ vũ khí hạt nhân để ngăn ngừa đe dọa từ Nga”.
Đầu năm 1994, với sự tham gia hòa giải của Mỹ, Ukraine và Nga đi đến thống nhất “phi hạt nhân hóa”. Bản ghi nhớ lập tại thủ đô Budapest ngày 5/2/1994, có đoạn “Mỹ, Anh và Nga hứa sẽ không gây áp lực kinh tế đối với Ukraine, cũng như tìm kiếm hành động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay lập tức trong trường hợp Kiev trở thành nạn nhân của cuộc xâm lược vũ trang”.
Không ai ngờ rằng, 28 năm sau ngày ký thỏa thuận nói trên, Nga mang quân tấn công vũ trang Ukraine. Về phần mình, Mỹ và Anh đã làm tròn trách nhiệm “lên án chiến tranh”; thậm chí đi xa hơn những gì người tiền nhiệm cam kết - huy động tối đa lệnh cấm vận cũng như viện trợ vũ khí, tiền bạc cho chính phủ ông Zelensky.
Với việc đã phi hạt nhân hóa, sức mạnh quốc phòng Ukraine giảm đáng kể. Đối mặt với rất nhiều biến động chính trị xã hội, nền kinh tế Ukraine đã trì trệ. Sau 30 năm tách khỏi Liên Xô, nền công nghiệp quốc phòng Ukraine bị tụt hậu so với mặt bằng chung châu Âu.
Cuộc chiến hơn 3 tháng nay với Nga đã phơi bày điều đó. Nói một cách ngắn gọn, Ukraine đã sử dụng tối đa sức mạnh, gồm cả công nghệ cách đây vài thập kỷ.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã từng nói trong cuộc họp với các quan chức NATO vào tháng 4/2022 rằng: “Điều mong muốn nhất của chúng tôi hiện nay là “vũ khí, vũ khí và vũ khí”.
Vệ binh quốc gia Ukraine có thừa tinh thần chiến đấu ở Donbass, vấn đề là nguồn cung vũ khí từ Mỹ, NATO không đến kịp. Bản thân việc cam kết tài trợ khí tài chiến tranh cũng rối rắm và mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Từ thời sơ khai cho đến hiện đại, không một chính phủ nào chi tiền cho quốc phòng nhiều hơn Mỹ, lên tới 778 tỷ USD năm 2021. Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã tính rằng nếu những khuynh hướng hiện tại vẫn tiếp tục thì Lầu Năm Góc có thể tiêu hết 7.300 tỷ USD trong vòng một thập niên!
Người Mỹ nổi tiếng thực dụng, cố nhiên, vũ khí không thể cho không, biếu không. Những thứ vũ khí mà Mỹ mang đến Ukraine hiện đại hơn của Nga, giới "đầu sỏ" vũ khí Mỹ sẵn sàng nhảy vào kiếm lợi nhuận.
Mỹ hứa viện trợ Ukraine tổng giá trị 40 tỷ USD, bao gồm một số hiện vật bằng vũ khí, lương thực, thuốc men. Số còn lại sẽ được tính toán bằng thỏa thuận bí mật. Ukraine sẽ mua thêm vũ khí bằng số tiền này? Hoàn toàn có thể.
Quả nhiên, người Mỹ chẳng mất gì, còn được tiếng thơm hào sảng. Trước mắt, đạo luật cho thuê quốc phòng đã được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng trước. Mọi cuộc chiến tranh đều đem lại lợi nhuận kếch xù cho giới buôn bán vũ khí.
Có thể bạn quan tâm
Mất Severodonetsk, Ukraine có nguy cơ "vỡ trận"
05:13, 11/06/2022
"Bơm" vũ lực cho Ukraine chống Nga, phương Tây đã sai lầm?
05:15, 10/06/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: "Đô tranh, Rúp đấu"
05:00, 10/06/2022
Sắp thất bại ở Severodonetsk, vì sao Ukraine vẫn cố bảo vệ thành phố này?
03:27, 09/06/2022
Donbass- “vật tế thần” trong chiến sự Nga - Ukraine?
05:10, 08/06/2022
Khu dân cư Severodonetsk bị Nga kiểm soát, Ukraine sẽ sớm mất Donbass?
04:30, 08/06/2022
Chiến sự Ukraine và thử thách tình bạn Nga - Trung
05:14, 07/06/2022