Trả Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ Giao thông Vận tải?

Khánh Hà 17/02/2020 17:12

Chưa đầy 2 năm chuyển giao phần vốn Nhà nước về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, phương án chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông Vận tải lại được đưa ra xem xét.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 1128/VPCP – CN gửi Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên quan đến việc điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận được một số ý kiến của chuyên gia và Đại biểu Quốc hội đề nghị điều chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành của Tổng công ty.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện đề xuất chuyển TCT Đường sắt VN về lại Bộ GTVT quản lý

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá toàn diện đề xuất chuyển Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về lại Bộ Giao thông Vận tải quản lý.

“Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá toàn diện những ưu điểm và nhược điểm của đề xuất này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sắp xếp vào đầu tháng 3/2020”, công văn số 1128 nêu rõ.

Trước đó, trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tháng 11/2018, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được chuyển giao quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ Bộ Giao thông Vận tải về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Sau khi chuyển giao về Ủy ban, Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bảo trì hạ tầng đường sắt.

Lý do theo Luật Ngân sách, Tổng công ty không còn là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải nên không được giao quản lý, thực hiện vốn bảo trì nữa, trong khi Tổng công ty có cả bộ máy, nhân lực vốn vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Có thể bạn quan tâm

  • Đường sắt Việt Nam: Ngày ấy đâu rồi…

    Đường sắt Việt Nam: Ngày ấy đâu rồi…

    15:00, 25/01/2020

  • Bị kỷ luật cảnh cáo, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt vướng những sai phạm nào?

    Bị kỷ luật cảnh cáo, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt vướng những sai phạm nào?

    11:00, 21/01/2020

  • Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt

    Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới đường sắt

    20:56, 15/01/2020

  • Vì sao ngành đường sắt khó thu hút vốn tư nhân?

    Vì sao ngành đường sắt khó thu hút vốn tư nhân?

    11:30, 13/01/2020

  • Đường sắt “oằn mình” cạnh tranh với đường bộ, hàng không

    Đường sắt “oằn mình” cạnh tranh với đường bộ, hàng không

    11:00, 10/01/2020

  • Vì sao đường sắt yếu thế, không cạnh tranh với ôtô, hàng không?

    Vì sao đường sắt yếu thế, không cạnh tranh với ôtô, hàng không?

    12:00, 09/01/2020

  • Rơi xuống đáy thị phần, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam lý giải gì?

    Rơi xuống đáy thị phần, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam lý giải gì?

    09:43, 09/01/2020

  • [Đường sắt Việt Nam]: Đường nào cho đường sắt?

    [Đường sắt Việt Nam]: Đường nào cho đường sắt?

    06:16, 19/12/2019

  • Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh về ngành đường sắt của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

    Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh về ngành đường sắt của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

    20:04, 18/12/2019

  • [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài III)

    [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài III)

    11:00, 18/12/2019

  • Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các dự án đường sắt đô thị

    Chính phủ tiếp tục tháo gỡ các dự án đường sắt đô thị

    00:00, 14/12/2019

  • [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài II)

    [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài II)

    06:11, 12/12/2019

  • Ngành đường sắt cần

    Ngành đường sắt cần "mở đường" cho đầu tư tư nhân

    06:05, 10/12/2019

  • Đường sắt Việt Nam: Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài I)

    Đường sắt Việt Nam: Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài I)

    07:00, 09/12/2019

  • Đẩy mạnh cổ phần hóa dịch vụ ngành đường sắt

    Đẩy mạnh cổ phần hóa dịch vụ ngành đường sắt

    11:30, 07/12/2019

  • Sáp nhập hai công ty đường sắt: Phép cộng cơ học

    Sáp nhập hai công ty đường sắt: Phép cộng cơ học

    11:00, 07/12/2019

  • Trăn trở về đề xuất đưa 2 công ty đường sắt

    Trăn trở về đề xuất đưa 2 công ty đường sắt "về chung một nhà" của VNR

    03:04, 04/12/2019

Hơn nữa, việc giao quản lý vốn bảo trì không chỉ thực hiện mục tiêu bảo trì, duy tu kết cấu hạ tầng đường sắt mà còn bao gồm cả công tác tuần gác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt như tuần đường, gác chắn.

Cũng theo các quy định hiện hành, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không được giao nhiệm vụ quản lý vốn các dự án đầu tư mới hay sửa chữa, nâng cấp hạ tầng đường sắt như trước.

Cùng đó, việc giao quản lý vốn bảo trì không chỉ thực hiện mục tiêu bảo trì, duy tu kết cấu hạ tầng đường sắt mà còn bao gồm cả công tác tuần gác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt như tuần đường, gác chắn. Đồng thời cũng không được giao nhiệm vụ quản lý vốn các dự án đầu tư mới hay sửa chữa, nâng cấp hạ tầng đường sắt như trước. Nên việc điều hành của Tổng công ty đến các đơn vị quản lý dự án, nhà thầu khó khăn trong đảm bảo an toàn, chạy tàu thông suốt.

Trước đó, ngày 17/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo chuyển phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về ngành đường sắt Việt Nam tới Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu có giải pháp phù hợp.

Cụ thể, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã có loạt bài viết [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn!

Trong đó, có đề cập đến việc vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế. Có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, đường sắt từng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, phát triển rồi “ngủ quên” khiến ngành này đang trở nên tụt hậu so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải.

Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp trong bài viết [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài II)

Thủ tướng chỉ đạo xử lý phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp trong bài viết [Đường sắt Việt Nam] Nghịch cảnh già nhưng… không lớn! (Bài II)

Điều này khiến đường sắt Việt Nam từ chỗ mang ưu điểm vận tải khối lượng lớn, giá rẻ, an toàn, đúng giờ… đã trở thành nơi tiêu tốn tiềm lực quốc gia.

Trong đó, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty đường sắt Việt Nam hiện nay bao gồm 23 đơn vị trực thuộc và 13 cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp; 24 công ty cổ phần, 2 công ty con (là công ty cổ phần hoặc 2 thành viên trở lên) và 16 công ty liên kết.

Đây là một bộ máy quá cồng kềnh, cáng đáng quá nhiều nhân sự hưởng lương, phân chia nhiều thứ bậc, chức vụ. Có nghĩa là chi thường xuyên chiếm một khoản rất lớn, “ăn” vào nguồn vốn tái đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Việc tổ chức quá nhiều ban, ngành, đơn vị trực thuộc làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian triển khai các quyết định từ thượng tầng. Từ một đơn vị kinh doanh lại mất quá nhiều thì giờ để thực thi các mệnh lệnh hành chính. Hay nói cách khác, hành chính hóa là một trở ngại!

Hệ quả là mỗi năm ngân sách phải bù lỗ cho ngành đường sắt 1.500 tỷ đồng, đến năm 2020 ngành này cần tới 10 tỷ USD để tái đầu tư và bảo trì cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân ngành này chắc chắn không thể trang trải.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có giải pháp xử lý phù hợp.

Diễn đàn doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trả Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về Bộ Giao thông Vận tải?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO