Dựa theo quyết định của UBND TP.HCM, từ ngày 24/9-30/9, các hãng giao hàng sẽ chịu trách nhiệm tổ chức xét nhanh cho đội ngũ giao hàng (shipper) của mình. Và đa số các hãng đều chọn phương án ký hợp đồng dịch vụ trả phí với các cơ sở y tế, thay vì nhận bộ kit xét nghiệm miễn phí từ địa phương và bố trí nhân sự đi tập huấn.
Theo ghi nhận, nhiều hãng đã quyết định để shipper tự chi trả khoản phí test nhanh. Dĩ nhiên vì là mẫu gộp, nên giá sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí xét mẫu đơn gần 250.000đ/lần lúc trước.
Be là đơn vị đầu tiên thực hiện chủ trương này. Hãng đã thông báo địa điểm và lịch test nhanh đến shipper, kèm với chi phí test là 75.000đ/lần. Theo một tài xế của hãng, số tiền này sẽ được khấu trừ vào tài khoản của tài xế trên ứng dụng vào buổi chiều ngày tiếp theo.

 

Tiếp nối Be, Grab cũng chốt phương án hợp tác với các cơ sở y tế và shipper chịu phí test, với số tiền khoảng 160.000đ hoặc 75.000đ tùy địa điểm. Shopee Food cũng thực hiện tương tự
AhaMove cũng thuê cơ sở y tế để xét nghiệm cho tài xế với giá 75.000đ/lần. Theo đại diện từ công ty, có được mức giá rẻ này là do công ty nhận bộ kit do chính quyền cung cấp, sau đó giao cho các đối tác y tế, đồng thời hỗ trợ thêm 70%.
Còn Beamin thì chọn phương án xét nghiệm miễn phí cho đội ngũ shipper của mình. Các shipper phải bắt buộc mặc đồng phục, đến đúng điểm đăng ký và cung cấp thông tin cá nhân của mình để hoàn thành quy trình xét nghiệm.
Có thể nói việc tổ chức xét nghiệm như vậy sẽ giúp đội ngũ shipper trên thị trường hoạt động sôi nổi hơn, thay vì tình trạng khan hiếm shipper như thời gian trước, vì giờ đây các shipper đã có được “cách rõ ràng hơn” để ra đường.

 

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, quyết định này sẽ không làm giảm bớt số shipper vì thị trường đang rất cần shipper.
Người tiêu dùng rất cần shipper công nghệ, vì hiện tại chỉ được bán mang đi, cộng thêm vẫn còn nhiều vùng phong tỏa. Tương tự vậy, các hàng quán cũng rất cần shipper từ những hãng giao hàng công nghệ. Bởi bản thân các hàng quán không phải lúc nào cũng có đội ngũ shipper riêng, cộng thêm chi phí test và giấy tờ đi đường. Khi ấy, shipper công nghệ sẽ là cầu nối để chuỗi cung ứng người bán - người mua được lưu thông thông suốt hơn.

 

Về bản thân các shipper, việc cho họ chủ động test để tiếp tục công việc là một việc làm cấp thiết. Vì bản thân các shipper không có điều kiện tài chính tốt, đồng thời phải chịu ảnh hưởng nặng nề, không kiếm được thu nhập trong những đợt giãn cách trước. Bởi vậy, dù phải trả thêm tiền xét nghiệm, họ vẫn cứ “ra đường”.
Ngoài ra, việc để shipper tự trả phí sẽ khiến họ làm việc có tâm hơn. Vì dù số tiền phí có thể chấp nhận được so với thu nhập hàng ngày, nhưng chung quy cũng là tiền. Họ sẽ phải chạy nhiều hơn, nhiệt tình hơn để bù đắp lại số tiền này. Ngoài ra, chỉ những shipper thực sự cần việc làm mới chấp nhận bỏ tiền túi ra xét nghiệm để đi làm, nên những shipper “chộp giật” sẽ bị loại ra ngoài.

 

Chẳng hạn mức giá 75.000đ/lần là một hình thức hỗ trợ của Be, bởi hãng đã chịu một phần chi phí để có mức giá khá mềm này. Tính ra shipper chỉ mất khoảng 25.000đ/ngày phí xét nghiệm. Còn Grab thông báo sẽ hỗ trợ chi phí xét nghiệm với mức 300.000đ/tuần nếu shipper hoàn thành đủ số khung giờ hoạt động cần thiết.
Các hỗ trợ này sẽ giúp shipper nhẹ đi gánh nặng phí xét nghiệm. Tuy nhiên nhiều người lo lắng phần hỗ trợ này sẽ gián tiếp đánh vào giá cước giao hàng. Hay nói cách khác, người mua sẽ phải trả cước cao hơn. Trong khi Be khẳng định sẽ giữ ổn giá cước, thì Grab lại cho biết giá cước theo cung cầu của thị trường và không bình luận gì thêm. Mà cung cầu thị trường trong giai đoạn này tức là giá cước sẽ rất cao.
Vậy nên có thể nói trong thời gian tới, giá cước vẫn sẽ giữ ở mức khá cao, ít nhất là với một vài đơn vị giao hàng.
QUÂN BẢO