>>> Gạc Ma - những người nằm lại phía chân trời

Ngày 14/3/1988, cách đây 34 năm, Trung Quốc đã sử dụng thế mạnh áp đảo với tàu hộ vệ tên lửa, vũ trang hạng nặng bất ngờ tấn công xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bắn chìm 2 tàu vận tải HQ. 604, HQ. 605 và thảm sát 64 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma.

lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trên đảo Gạc Ma đã được tổ chức trọng thể tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trên đảo Gạc Ma đã được tổ chức trọng thể tại thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Họ đa phần là lính công binh với trang bị vũ trang cá nhân tiêu chuẩn và dụng cụ công binh. Sau thảm sát, lính Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam cho đến hôm nay.

Sự kiện Gạc Ma đã đi vào trang sử bi tráng của dân tộc với hình ảnh những người lính siết chặt tay cầm lá cờ Tổ quốc, quyết giữ vững chủ quyền. Vòng tròn bất tử Gạc Ma đã trở thành biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước.

Trong 64 chiến sĩ hy sinh trong sự kiện Gạc Ma năm ấy, có 3 người con của quê hương Hà Tĩnh anh hùng. Đó là đồng chí Đào Kim Cương, sinh năm 1967, quê ở Can Lộc; đồng chí Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1967, quê ở Hương Điền, Hương Khê; và đồng chí Nguyễn Thanh Hải, sinh năm 1967, quê ở Sơn Kim, Hương Sơn.

Danh tính ba liệt sĩ được khắc trang trọng trên tấm bia “Phương danh anh linh 64 liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988” tại ngôi chùa trên đảo Sinh Tồn và tại Đài tưởng niệm Gạc Ma (Nha Trang, Khánh Hòa). Cả 3 người con của quê hương Hà Tĩnh ra đi khi tuổi đời mới chỉ 21, 22 tuổi.

Năm nay, cùng với lễ tưởng niệm chính được tổ chức trang trọng tại Tp Nha Trang với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ, tại thị trấn Thiên Cầm - Hà Tĩnh chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương cũng đã tổ chức lễ Tưởng niệm 64 anh hùng liệt sỹ Gạc Ma hy sinh vào năm 1988.

Cùng với chính quyền địa phương, hơn 100 người là thân nhân 64 liệt sĩ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cùng các cựu binh từng tham gia chiến đấu, phục vụ tại đảo Gạc Ma cách đây 34 năm trước.

>> Gạc Ma 1988: Những bài học để lại

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, thân nhân các gia đình liệt sĩ và các cựu chiến binh cùng nhau ôn lại những giây phút hào hùng

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, mọi người cùng nhau ôn lại những giây phút hào hùng, lần lượt gọi tên 64 anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vào ngày 14-3-1988.

Sau lễ chào cờ trang trọng, mọi người đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma.

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, thân nhân các gia đình liệt sĩ và các cựu chiến binh cùng nhau ôn lại những giây phút hào hùng, ban tổ chức đã lần lượt đọc tên 64 anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh. Mọi người đều không nén được nước mắt, những tiếng nghẹn từ cõi lòng và niềm tiếc thương vô hạn.

 được nước mắt, những tiếng nghẹn từ cõi lòng và niềm tiếc thương vô hạn.

Những giọt nước mắt, những tiếng nghẹn từ cõi lòng và niềm tiếc thương vô hạn 

>> Gạc Ma không bị lãng quên

Chia sẻ với phóng viên, cô Đặng Thị Long - Chị của liệt sỹ Phạm Văn Dương không giấu nổi nghẹn ngào. Cô rưng rưng nước mắt, đã 34 năm trôi qua nhưng gia đình vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi người em khi mới hơn 20 tuổi. Đi cùng với nỗi đau cũng là niềm tự hào vì em đã hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài trên gò má mẹ Nguyễn Thị Hằng (mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông) tại buổi lễ, nhiều người không khỏi xúc động. Liệt sĩ Hoàng Ánh Đông nhập ngũ vào năm 1987 và hy sinh 1 năm sau đó tại đảo Gạc Ma, anh ra đi khi vừa tròn 22 tuổi.

"Mẹ tự hào vì có người con phục vụ và cống hiến cho Tổ quốc nhưng những ngày này mẹ đau lòng lắm. Không đau lòng sao được khi con của mẹ vẫn còn nằm lại giữa biển khơi suốt 34 năm qua" - mẹ Nguyễn Thị Hằng rớm nước mắt nói.

Cựu binh và thân nhân các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma tại lễ tưởng niệm

Lễ thả hoa đăng tại bãi biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên để tưởng niệm 64 liệt sĩ anh dũng hy sinh tại đảo Gạc Ma vào tối 13/3

Với lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn, Ban tổ chức cùng thân nhân các liệt sĩ đã trang trọng thả vào lòng biển Thiên Cầm vòng hoa tưởng niệm kết hình cờ đỏ sao vàng với dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn 64 anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma, Trường Sa 14/03/1988”.

Vòng hoa chứa đựng linh hồn của lá quốc kỳ bất tử và lòng tự tôn dân tộc sẽ theo những con sóng giữa đại dương mênh mông bao la về với các anh – những người lính trung kiên quả cảm: sống bám kiên trì giữ đảo, thác hóa vào biển xanh!

Cựu binh Lê Hữu Thảo, Trưởng Ban liên lạc HQ 604 Gạc Ma 88 cho biết nhiều năm nay, đồng đội và thân nhân của 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma đều tổ chức lễ tưởng niệm nhằm bày tỏ lòng biết ơn, đồng thời nối tiếp truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp hàng nghìn năm, đặc biệt là tiếp thêm tình yêu Tổ quốc cho các thế hệ người dân Việt Nam.

“64 người con ưu tú đã hy sinh trở thành một vòng tròn bất tử, là cột mốc bất tử trên thềm lục địa. Chúng tôi và chúng ta sẽ không bao giờ lãng quên sự hy sinh cao cả của bao thế hệ cha anh đã ngã xuống để bảo vệ, gìn giữ quê hương Việt Nam này”, cựu binh Thảo nhấn mạnh. 

Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo xúc động: “Đây là sự kiện nhắc nhở thế hệ mai sau uống nước nhớ nguồn, giáo dục con em không quên sự hy sinh, cống hiến, xả thân để bảo vệ chủ quyền”.