Nỗi ám ảnh kinh tế Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế Mỹ đang bùng nổ trở lại, nhưng kèm theo đó là nỗi lo lạm phát, có nguy cơ dẫn đến suy thoái từ cuối năm nay.

>> Bộ trưởng Tài chính Mỹ: WB và IMF viện trợ cho Ukraine, trừng phạt Nga

Dấu hiệu suy thoái kinh tế Mỹ được thể hiện rõ qua việc đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đã đảo ngược.

 CPI tháng 2 của Mỹ đã vọt lên 7,9%- mức cao nhất kể từ tháng 1/1982. (Người dân Mỹ chọn mua thịt tại cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX)

CPI tháng 2 của Mỹ đã vọt lên 7,9%- mức cao nhất kể từ tháng 1/1982. (Người dân Mỹ chọn mua thịt tại cửa hàng ở New York, Mỹ. Ảnh: THX)

“Nguyên lý” bánh Pizza

Ở New York, người ta thường dùng chiếc bánh Pizza để dự báo tình hình kinh tế. Lần đầu tiên kể từ năm 1960, giá một chiếc Pizza cao hơn giá một vé đi tàu điện ngầm 0,25 USD. Điều này cho thấy giá thực phẩm tại Mỹ đang ở mức cao kỷ lục kể từ năm 1981.

Trên thực tế, bánh Pizza ở Mỹ đại diện cho thời kỳ bùng nổ giá các mặt hàng chiến lược, như khí đốt đã tăng 24%, bột mì tăng 11,6%, tiền lương lao động tăng 7,9% so với một năm trước.

Lo lắng suy thoái kinh tế xuất phát từ thực tế lạm phát đang len lỏi ở mọi ngóc ngách trong đời sống người dân ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhất là khi chiến sự Nga-Ukraine, cùng các đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga khiến giá cả các hàng hóa chiến lược “leo thang”. Trong khi đó, FED chưa tăng lãi suất đủ lớn để chặn đà tăng nóng của lạm phát.

Đáng chú ý, kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,6%, nhu cầu tiêu dùng nội địa ở mức rất cao. Đây lại là “con sóng” nối đuôi đẩy lạm phát ngày một tăng cao.

Deutsche Bank là ngân hàng lớn đầu tiên dự báo cuộc suy thoái kinh tế Mỹ sẽ khó cưỡng lại, dự báo này dựa trên các dữ liệu về giá năng lượng, tiêu dùng, lãi suất của FED. Trong khi Goldman Sachs cũng nhận định nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ đã lên đến 35%.

Quang cảnh thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quang cảnh thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

>> Mỹ và phương tây "siết" đòn trừng phạt Nga

FED “đau đầu” vì lạm phát

Giữa tháng 3 vừa qua, lần đầu tiên kể từ năm 2018, FED đã tăng lãi suất cơ bản lên 0,25 - 0,5%, đồng thời Chủ tịch Jerome Powell để ngỏ khả năng điều chỉnh “mũi tên lãi suất” theo hướng đi lên ít nhất 6 lần trong năm 2022 và 3 lần trong năm 2023. Trước đó, FED cũng đã rút dần và sắp chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE).

Ngay lập tức, các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ chịu bó tay ngồi nhìn món lợi khổng lồ khi giá dầu trên mức 100 USD/thùng, thậm chí 140 USD/thùng vẫn không thể sản xuất. Họ chẳng thể giúp Tổng thống Joe Biden đưa ra cam kết thật mạnh với châu Âu trong việc cấm vận năng lượng Nga.

Sở dĩ như vậy do các tập đoàn dầu đá phiến Mỹ không đủ vốn mở rộng sản xuất tăng sản lượng khi FED siết chặt nguồn vốn chống lạm phát. Chuyên gia kinh tế trưởng tại Deutsche Bank, Matthew Luzzetti cho rằng, vấn đề không chỉ là FED cần “hãm phanh” nền kinh tế, mà thực tế buộc nước này phải làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, ông Joe Biden cần bức tranh kinh tế đủ tốt trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra cuối năm nay. Liệu FED và những ông trùm phố Wall sẽ hợp tác? Trên thực tế, FED đã dùng công cụ lãi suất mà không gây ra suy thoái, điển hình là trong trong những năm 1965, 1984 và 1994. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan đầy quyền lực này cũng thừa nhận rằng không có gì đảm bảo thành tích ấy được lặp lại lần này.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỗi ám ảnh kinh tế Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714364050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714364050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10