Cân nhắc việc nâng cấp thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (sửa đổi), VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc nâng cấp thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2…

>> Bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (sửa đổi) (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản góp ý đối với Dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá (sửa đổi) - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, tại văn bản trả lời, VCCI cho biết, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá hiện đang quy định thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc về các Bộ. Qua 15 năm triển khai, việc ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 có nhiều bất cập.

Thứ nhất, tình trạng các danh mục hàng hoá nhóm 2 của các bộ có sự giao thoa, chồng chéo khiến cho cùng một mặt hàng của doanh nghiệp phải chịu sự quản lý của nhiều bộ, phải thực hiện nhiều lần kiểm tra. Báo cáo tổng kết thi hành của Bộ KH&CN cũng đã chỉ ra vấn đề này. Điều này xuất phát từ lỗ hổng của pháp luật là không có một cơ chế và thiết chế nhằm kiểm soát quyền của các bộ. Chính phủ đã nhiều lần phải thúc giục các bộ ngồi lại với nhau để xác định mỗi mặt hàng chỉ có một cơ quan kiểm tra. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn thiếu cơ sở pháp lý, do đó tình trạng chồng chéo vẫn diễn ra.

Thứ hai, có tình trạng một số bộ lạm dụng đưa vào danh mục hàng hoá nhóm 2 nhiều loại hàng hoá không cần thiết phải kiểm tra. Ví dụ, Phụ lục 2 của Báo cáo tổng kết thi hành cho thấy, trong 3 năm từ 2019 đến 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra 72.141 lô hàng và phát hiện 18 trường hợp vi phạm. Tỷ lệ vi phạm chỉ là 0,025% số lô hàng. Nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh việc kiểm tra này vẫn chưa được tích hợp trên Cổng một cửa quốc gia, doanh nghiệp vẫn phải làm bản giấy với chi phí rất lớn, với nhiều trường hợp phải phá huỷ mẫu hoặc gửi mẫu ra nước ngoài kiểm tra. Trong nhiều trường hợp chi phí của việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhóm 2 lớn hơn so với rủi ro ngăn chặn được.

>> Đưa sách giáo khoa vào danh mục Nhà nước định giá là cần thiết

Trong đó, VCCI đề nghị Cân nhắc việc nâng cấp thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

Trong đó, VCCI đề nghị cân nhắc việc nâng cấp thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

Thứ ba, có tình trạng việc đưa hàng hoá vào danh mục nhóm 2 quá dễ dàng dẫn đến sự tuỳ tiện và nhiều bất cập khi thực thi. Báo cáo tổng kết thi hành cũng chỉ ra tình trạng nhiều hàng hoá được đưa vào danh mục nhóm 2 nhưng không có mã HS đi kèm, không có quy chuẩn kiểm tra. Có trường hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung keo dán gỗ vào danh mục hàng hoá nhóm 2 nhưng đến ngày có hiệu lực vẫn không chỉ định đơn vị đánh giá sự phù hợp.

Từ các viện dẫn đã nêu, VCCI cho rằng, việc ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 hiện có rất nhiều bất cập và cần có biện pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát. Danh mục này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc các danh mục được ban hành ở cấp Thông tư, với trình tự thủ tục dễ dàng, ít được trao đổi, thảo luận, không được đánh giá tác động, không có kiểm soát về thủ tục hành chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

“Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định về thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 theo hướng nâng lên cấp Nghị định của Chính phủ. Cơ chế này sẽ giúp danh mục này được thảo luận giữa các bộ và sẽ không còn tình trạng chồng chéo. Trình tự thủ tục ban hành Nghị định cũng chặt chẽ hơn qua đó nâng cao chất lượng của quy định này”, VCCI góp ý.

Theo VCCI, kinh nghiệm của lĩnh vực điều kiện đầu tư kinh doanh cho thấy, từ khi cấm các bộ ban hành điều kiện đầu tư kinh doanh và đưa lên cấp Nghị định, chất lượng của các quy định này được nâng cao rõ rệt. Các điều kiện đầu tư kinh doanh không minh bạch, không khách quan, định tính đã được loại bỏ toàn bộ, các điều kiện không hợp lý cũng đã được điều chỉnh.

Bên góp ý đã nêu, về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia và quản lý dịch vụ đánh giá sự phù hợp, VCCI cho rằng, đề xuất chính sách về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia là hết sức cần thiết… tuy nhiên, báo cáo tổng kết thi hành và các chính sách được đề xuất tại Dự thảo hồ sơ chưa đề cập đến vấn đề này.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung một số vấn đề như:

Thứ nhất, tổng kết về việc xử lý các đơn vị đánh giá sự phù hợp, trong đó cần bóc tách riêng nội dung về xử lý vi phạm do cung cấp kết quả đánh giá sai, thực hiện đánh giá không bảo đảm tính độc lập, khách quan và không thực hiện đánh giá nhưng vẫn cấp kết quả.

Thứ hai, nghiên cứu bổ sung các biện pháp giám sát đơn vị đánh giá sự phù hợp để tăng cường tính kỷ luật của dịch vụ này. Ví dụ, có cơ chế ngẫu nhiên kiểm tra lại các kết quả đánh giá, kiểm tra đối chứng để phát hiện các trường hợp vi phạm tính độc lập, khách quan của dịch vụ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc việc nâng cấp thẩm quyền ban hành danh mục hàng hoá nhóm 2 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714362474 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714362474 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10