Chiến lược Gulliver

Diendandoanhnghiep.vn Đại dịch COVID-19 đã làm rất nhiều ngành nghề và doanh nghiệp điêu đứng. Tuy nhiên, ngoài những khó khăn chung, đại dịch lại mang đến cơ hội cho những công ty còn trụ lại.

>>> Trường phái quản trị "đắc nhân tâm" của ông chủ DH Foods

Khi tương lai của ngành nghề chính còn bất định, rất nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy cơ hội trong những ngành nhỏ hơn. Bằng chiến lược đầu tư ngoài ngành, các doanh nghiệp này đã nhanh chóng chiếm thế thượng phong.

Nhờ người khổng lồ ngoài ngành, Waterstones đã trở thành chuỗi nhà sách số một nước Anh.

Nhờ người khổng lồ ngoài ngành, Waterstones đã trở thành chuỗi nhà sách số một nước Anh.

“NGƯỜI HÙNG” ZELL CHILLMARK

Trước năm 1992, ngành phát thanh Mỹ là một ngành nhỏ, với các đài địa phương thuộc sở hữu phân tán. Thế rồi, Ủy ban Truyền thông Liên bang thông qua đạo luật gia tăng số trạm phát thanh mà mỗi công ty có thể sở hữu ở mỗi thành phố.

Biết được thông tin này, tỉ phú Sam Zell của Equity Group (đầu tư bất động sản) nhanh chóng thông qua quỹ Zell Chillmark để đầu tư 80 triệu USD vào Jacor, một công ty phát thanh.

Tuy trong ngành bất động sản tòa nhà, Sam Zell chưa phải là người mạnh nhất về nguồn lực, nhưng trong ngành phát thanh nhỏ bé, ông trở thành người khổng lồ. Dưới sự hậu thuẫn của quỹ Zell Chillmark, Jacor nhanh chóng chi tiền để thâu tóm các công ty và trạm phát thanh khác.
Đến năm 1996, tức chỉ sau 3 năm, Jacor đã sở hữu trên dưới 150 trạm phát thanh. Sau khi hợp nhất với Citicasters, Jacor tiếp tục quá trình thâu tóm nhờ dòng vốn mạnh, và đến khi được bán lại cho Clear Channel Communications với giá 3,4 tỉ đô la, họ đã sở hữu đến 250 trạm phát thanh.

Như vậy, nguồn lực từ “người khổng lồ ngoài ngành” Sam Zell đã nhanh chóng thay đổi diện mạo ngành phát thanh, biến ngành này thành sân chơi của những công ty hợp nhất khổng lồ với lợi thế bất cân xứng về nguồn vốn. Riêng Sam Zell trở thành một tay chơi lớn trong ngành nhỏ, cho đến khi thoái vốn và nhận được một khoản lợi nhuận không hề nhỏ chút nào.

FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán lẻ dược phẩm qua nhà thuốc trong 2 năm tới.

FPT Retail kỳ vọng sẽ chiếm khoảng 30% thị phần kênh bán lẻ dược phẩm qua nhà thuốc trong 2 năm tới.

WATERSTONES THAY ĐỔI CUỘC CHƠI

Thành lập năm 1982, Waterstones là một chuỗi nhà sách trong số rất nhiều chuỗi nhà sách ở nước Anh. Ngành bán lẻ sách và văn phòng phẩm tại Anh vốn là một ngành phân tán, với nhiều chuỗi nhà sách cũng như các nhà sách địa phương cùng tồn tại. Tuy nhiên, cuộc chơi dần thay đổi với sự xuất hiện của những người khổng lồ ngoài ngành đang tìm hướng đầu tư.
Sau khi được bán cho HMV Group, rồi sau đó được bán cho tỉ phú Alexander Mamut, Waterstones có nguồn lực cực kì mạnh mẽ để thay đổi cục diện ngành. Họ liên tục nuốt các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, như chuỗi nhà sách Dillons, chuỗi nhà sách Ottakar’s, chuỗi Books Etc, chuỗi Foyles, hay chuỗi Daunt Books.

Nhờ nguồn lực từ người khổng lồ Alexander Mamut, Waterstones đã trở thành chuỗi nhà sách số một nước Anh với 283 cửa hàng, và có khả năng trụ vững sau những cuộc tấn công của Amazon, một người khổng lồ khác ở bên kia đại dương. Trong khi đó, tại Mỹ, các chuỗi nhà sách không được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ người khổng lồ ngoài ngành nên đã gần như ngã quỵ trước sự bành trướng của Amazon.

CƠ HỘI CHO “NGƯỜI KHỔNG LỒ”

Sam Zell và Alexander Mamut đã áp dụng chiến lược người khổng lồ ngoài ngành, hay một cách hình tượng là Chiến lược Gulliver. Lấy ý tưởng từ cuộc phiêu lưu của Gulliver đến xứ người tí hon, chiến lược này đề xuất dịch chuyển trọng tâm từ ngành hiện tại đang bế tắc sang một ngành khác (có thể không liên quan đến ngành hiện tại) có lượng vốn đầu tư nhỏ hơn đáng kể.

Với lợi thế từ nguồn vốn vượt trội, người khổng lồ ngoài ngành ngay lập tức có thể giải quyết các khó khăn mà các công ty trong ngành phải đối mặt- tựa như Gulliver có thể đánh bại cả đội quân vậy. Sử dụng quy mô về vốn, họ có thể nhanh chóng “mua lại” các kinh nghiệm và hiểu biết của các công ty trong ngành, sau đó tái cơ cấu lại cục diện ngành.

Chiến lược này đã từng xuất hiện tại Việt Nam. Trong ngành bán lẻ thuốc, các doanh nghiệp lớn từ ngành bán lẻ công nghệ đã nhanh chóng xâm nhập và thâu tóm các hệ thống lâu đời, sau đó bành trướng mạnh mẽ, điển hình là FPT mua chuỗi nhà thuốc Long Châu, hay Thế giới Di động mua chuỗi nhà thuốc An Khang... Các nhà thuốc nhỏ lẻ địa phương hiện giờ vẫn trụ được, nhưng sẽ không tránh khỏi khó khăn phía trước một khi chuỗi nhà thuốc chi phối thị trường bán lẻ dược phẩm.

Trong bối cảnh đại dịch vẫn phức tạp, rất nhiều ngành gặp khó khăn, chừa lại những khoảng trống thị trường lớn, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đã và đang nhanh chóng sử dụng chiến lược này.

Có thể nói, năm 2022 sẽ là một quãng thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, cơ hội đang đến với những doanh nghiệp và nhà đầu tư nhạy bén. Bằng cách chuyển hướng sự chú ý sang các ngành nhỏ hơn, những người khổng lồ ngoài ngành có thể tận dụng sức mạnh của mình để chiếm vị trí số một ngành, rồi phát triển ngành trở thành một ngành lớn và hưởng lợi từ đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược Gulliver tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714363128 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714363128 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10