Đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Không thể cấm cho “đỡ phiền”!

Diendandoanhnghiep.vn Trong số 12 ngành nghề sẽ được rút ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện, kinh doanh dịch vụ đòi nợ dù nằm trong số này nhưng lại được bổ sung vào danh mục cấm.

Tại phiên toàn thể thẩm tra dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết, một trong những điểm mới của lần sửa đổi này là bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề và bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp.  

Một nhóm đòi nợ gây náo loạn ở quận 3, TP.HCM vào năm 2017. Ảnh: PLO

Một nhóm đòi nợ gây náo loạn ở quận 3, TP.HCM đặt ra yêu cầu cần có quy định quản lý loại hình kinh doanh này, không để biến tướng. Ảnh: PLO

Đáng chú ý, riêng ngành nghề “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” được bỏ ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện, nhưng lại được bổ sung vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. 

Không đồng tình với việc cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê. LS Trần Tuấn Anh (Đoàn LS TP Hà Nội) cho biết, kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã có khuôn khổ pháp lý hoạt động từ năm 2007 đến nay. Đó là Nghị định 104 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Bên cạnh đó còn có Thông tư số 110 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 104, trong đó hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ báo cáo và chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ. 

LS Trần Tuấn Anh phân tích, việc cá nhân, tổ chức ủy quyền việc đòi nợ cho một doanh nghiệp được cấp phép về hoạt động này là hoàn toàn phù hợp với pháp luật cũng như thực tiễn cuộc sống.

"Trong thực tiễn có thể phát sinh các khoản nợ giữa hai bên nhưng không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tự mình đòi những khoản nợ đó nên dịch vụ thu hồi nợ thuê đã có trong hơn 10 năm qua cho thấy tính cần thiết của nó. Mấu chốt ở đây là cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý, giám sát dịch vụ này như thế nào để không biến tướng", LS Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đồng tình, LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, cho rằng đề xuất đưa ngành kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh là không hợp lý. Nhìn nhận dịch vụ đòi nợ đã phát sinh một số yếu tố tiêu cực nhưng LS Đức nhấn mạnh ngành kinh doanh nào cũng có những mặt hạn chế nhất định nhưng nhìn trên tổng thể, đây vẫn là dịch vụ cần thiết trong nền kinh tế.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu dẫn dắt từ câu chuyện của các nền kinh tế khác để cho rằng, cơ quan nhà nước đang nhìn từ góc độ tiêu cực của dịch vụ này nên cấm để "đỡ phiền".

Theo đó, ở các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ, các doanh nghiệp đòi nợ thuê là một mô hình rất bình thường. "Ở nhiều nước, các ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, thậm chí là cá nhân khi phát sinh các khoản nợ, họ đều thuê các đơn vị đòi nợ chuyên nghiệp để thu hồi, có trả phí theo quy định", ông Hiếu nhấn mạnh.

Từ thực tiễn trên thế giới, ông Hiếu cho rằng công tác quản lý dịch vụ này ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nảy sinh các tiêu cực, biến tướng, trong khi cơ quan nhà nước cũng chưa làm tròn trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm phát sinh.

"Các công ty đòi nợ ở nước ngoài rất chuyên nghiệp, nhân viên được đào tạo bài bản, họ ví đòi nợ là một nghệ thuật. Ở Mỹ, họ đưa ra các quy định, nhân viên của công ty đòi nợ không được phép gọi điện cho con nợ vào ban đêm, để tránh quấy nhiễu, làm phiền", ông Hiếu dẫn chứng.

Như vậy, tại dự thảo luật mới nhất này, Việt Nam sẽ còn 236 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. TS Lê Đăng Doanh đánh giá, việc bỏ bớt ngành nghề kinh doanh có điều kiện là phù hợp. Quá trình bãi bỏ ngành kinh doanh có điều kiện phải lắng nghe, khảo sát thật kỹ ý kiến doanh nghiệp để dự thảo luật sát với thực tế. 

Được biết, ban đầu, Chính phủ dự định làm luật sửa cả 2 luật Đầu tư và Doanh nghiệp, nhưng do mức độ sửa đổi quá lớn (sửa 30 điều, bổ sung 4 điều trong số 76 điều của Luật Đầu tư; và sửa đổi 60 điều, bổ sung 1 chương và 8 điều, bãi bỏ 2 điều trong tổng số 213 điều của Luật Doanh nghiệp), nên Chính phủ đề nghị cho phép tách dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp thành 2 dự án là Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

12 ngành nghề được rút nhưng 6 ngành nghề khác được bổ sung vào danh mục kinh doanh có điều kiện

Các ngành nghề được bỏ ra khỏi danh mục gồm: hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại; kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; sản xuất, sửa chữa chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (chai LPG); nhượng quyền thương mại; kinh doanh logistic; kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành nhà chung cư;

Kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng; kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện; kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế; sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy; kinh doanh dịch vụ giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng.

Bên cạnh đó, có 6 ngành, nghề mới được bổ sung vào danh mục kinh doanh có điều kiện, gồm: kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu; dịch vụ định danh và xác thực điện tử; kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu; đăng kiểm tàu cá; đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá; và kinh doanh dịch vụ kiến trúc.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Không thể cấm cho “đỡ phiền”! tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714780480 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714780480 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10