Khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới: Cơ hội lớn nhưng cần nhận diện được thách thức

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA còn lại.

 các cơ hội tích hợp của các FTA mang lại là rất lớn, nhất là FTA với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với EU (EVFTA) vàp/hiệp định CPTPP.

Các cơ hội tích hợp của các FTA mang lại là rất lớn, nhất là FTA với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với EU (EVFTA) và hiệp định CPTPP.

Đồng thời xử lý những vấn đề còn tồn tại để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam – EU; phối hợp, thúc đẩy việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định đã ký kết khác nhằm sớm đưa các hiệp định đi vào thực thi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân; chủ động nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. 

Cạnh tranh quyết liệt trên nhiều cấp độ

Phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết trong ASEAN đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, đường, xăng dầu…, dự báo tác động của việc thực thi cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam – EU; chuẩn bị tốt cho quá trình rà soát chính sách thương mại của Việt Nam tại WTO, trước mắt là Phiên rà soát lần thứ 2 vào năm 2019… 

Theo phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa khi nước ta tham gia các FTA thế hệ mới là rất lớn bởi theo lộ trình cam kết thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ dần được cắt giảm và xóa bỏ, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam tại nhiều thị trường lớn.

Đặc biệt, các cơ hội tích hợp của các FTA mang lại là rất lớn, nhất là FTA với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), với EU (EVFTA) và  hiệp định CPTPP. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ hội, chúng ta cũng cần nhận diện rõ các thách thức để chủ động vượt qua. Đó là cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn trên nhiều cấp độ. Đối với AEC tính cạnh tranh về thương mại hàng hóa sẽ rất cao vì các mặt hàng trong ASEAN tương đối giống nhau.

Đối với EVFTA và CPTPP, sản phẩm chăn nuôi sẽ bị cạnh tranh rất lớn từ hàng nhập khẩu dù lộ trình giảm thuế quan của nước ta là khá dài (thịt gà sau 11-12 năm, thịt heo tươi sau 10 năm, thịt heo đông lạnh sau 8 năm) do sức các sản phẩm này của nước ta còn rất kém so với các nước. Đối với sản phẩm nông nghiệp nói chung, thách thức lớn nhất vẫn là bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, nếu không thì dù thuế nhập khẩu của các nước được đưa về 0%, hàng nông sản nước ta vẫn khó xuất khẩu.

Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, đòi hỏi các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải nắm vững những cam kết của Việt Nam và đối tác để thực thi cho đúng, đồng thời phải có các hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình và cho cả nền kinh tế.  

Đối với các doanh nghiệp - là chủ thể tạo nên sức mạnh trên thị trường, cần tăng cường liên kết với các bên liên quan và quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, mô hình quản trị và chiến lược kinh doanh để hạ giá thành sản xuất, nâng cao được chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Đã “yếu” lại “chấp thuế” sẽ càng khó cạnh tranh

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm chắc FTA về những nội dung liên đến lĩnh vực hoạt động của mình và các lộ trình giảm thuế và các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa của đối tác để được hưởng ưu đãi.

Trao đổi với báo Cần Thơ, ông Nguyễn Vũ Lộc, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Westfood) cho biết, xoài Peru hiện xuất khẩu vào Nhật Bản và Hàn Quốc có thuế suất 0%, trong khi xoài Việt Nam xuất sang các thị trường này hiện có thuế suất trên dưới 20%.

Nhiều loại trái cây đóng hộp của Việt Nam xuất đi các nước cũng đều bị mức thuế khoảng 17-20%, như vậy mình đã yếu còn lại “chấp thuế” người ta nên sản phẩm khó cạnh tranh. Do vậy, tham gia CPTPP, EVFTA, cũng như các FTA thế hệ mới khác tương tự, trái cây và hàng nông sản Việt Nam nói chung được giảm thuế, tạo cơ hội cho xuất khẩu. Doanh nghiệp cần nắm rõ lộ trình giảm thuế từng mặt hàng để tận dụng tốt cơ hội.

“Tới đây công ty sẽ tận dụng cơ hội từ CPTPP và các FTA nói chung để đẩy mạnh xuất khẩu các loại trái cây nhiệt đới sang các thị trường còn nhiều tiềm năng, nhất là Nhật Bản và Canada. Thời gian qua, các sản phẩm trái cây và nước ép trái cây đóng hộp của công ty đã được xuất khẩu  đi rất nhiều nước trên thế giới”, ông Lộc nói.

Còn theo TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam, các FTA thế hệ mới đặt ra yêu cầu về chất lượng hàng rất khắt khe, trong đó đòi hỏi hàng nông sản phải an toàn, đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ. Ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.

Do đó, TSVõ Mai cho rằng, gia nhập sân chơi quốc tế thì nông dân cần phải tìm hiểu nắm rõ các quy định và tuân theo các cam kết quốc tế. Thời gian qua, Hội làm vườn Việt Nam cũng đã tích phối hợp các bên liên quan thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ, khuyến khích nông dân tại các địa phương phát triển sản xuất trái cây theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt như: VietGAP, GlobalGAP để phát triển xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới: Cơ hội lớn nhưng cần nhận diện được thách thức tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715908869 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715908869 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10