Vụ kiện của Vinasun và Grab sẽ được xét xử ngày 6/2

Diendandoanhnghiep.vn Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vừa nhận quyết định của TAND TP HCM về việc xử sơ thẩm vụ kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa đơn vị này và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.

Vụ "tranh chấp thương mại" giữa Vinasun với Grab chính thức được công bố và đẩy lên cao trào vào đầu quý II năm 2017, khi Vinasun công bố các kết quả kinh doanh với cổ đông. Trong đó, đại diện lãnh đạo Vinasun nhấn mạnh đến khó khăn của áp lực cạnh tranh mà theo Vinasun là không lành mạnh của các hãng taxi phi truyền thống như Grab và Uber với các "chiêu trò" trong kinh doanh. Khoảng 10.000 nhân viên Vinasun được biết sẽ tham gia cùng Vinasun chính thức gửi đơn kiện. 

Theo Vinasun, hàng ngàn nhân viên, tài xế taxi của công ty mong đợi chính sách cạnh tranh công bằng giữa các hãng

Theo Vinasun, hàng ngàn nhân viên, tài xế taxi của công ty mong đợi chính sách cạnh tranh công bằng giữa các hãng

Trong công văn kiến nghị gửi Thủ tướng hồi giữa năm 2017, Vinasun cho rằng Uber và Grab liên tục thực hiện các chương trình khuyến mại tuỳ tiện, không đăng ký và được sự cho phép của cơ quan quản lý. Nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản… cũng đánh giá về hệ lụy kinh tế, tính công bằng và trật tự xã hội để quyết định lệnh cấm hoạt động và khẳng định hai đơn vị này là "công ty kinh doanh dịch vụ taxi trá hình". Do đó, doanh nghiệp này đề xuất sớm chấm dứt hoạt động cạnh tranh không lành mạnh bằng chiêu thức siêu giảm giá, chiến lược giá huỷ diệt, trợ giá cho khách hàng nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, đánh sập taxi truyền thống. Đồng thời, phải đăng ký giá và chịu sự quản lý giá như các doanh nghiệp taxi truyền thống; phải chịu sự khống chế về số lượng đầu xe tham gia kinh doanh theo quy hoạch chung tại các địa phương và công khai thông tin số lượng xe đang hoạt động, doanh thu và thuế phải nộp định kỳ.

Được biết, đại diện Công ty này cũng đã có văn bản chính thức vào 2018 đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phải định danh Uber và Grab là doanh nghiệp dịch vụ vận tải taxi và phải quản lý theo đúng định danh này. 

Về quyết định khởi kiện Grab vào năm, đại diện Vinasun cho viết Vinasun đệ đơn kiện từ sau tuyên bố của Chủ tịch HĐQT Đặng Phước Thành tại đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 4/2017. "Ban đầu, pháp nhân công ty và tài xế cùng là nguyên đơn nhưng sau khi thống nhất thì chúng tôi chọn phương án như hiện nay”, đại diện Vinasun nói và khẳng định sẽ theo đuổi vụ kiện này đến cùng.

Cũng theo vị này, Vinasun kiện đối thủ dựa trên quy định của pháp luật về Luật Cạnh tranh. Công ty thu thập đủ bằng chứng bao gồm văn bản, hình ảnh, video… cho thấy Grab vi phạm cạnh tranh thương mại bằng hình thức phá giá mà điển hình trong đó là việc khuyến mại hơn 90 ngày một năm.

Cũng đầu tháng 1/2018, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP HCM đã ký công văn kêu cứu trước sự cạnh tranh dẫn đến nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp taxi truyền thống. Trong văn bản kêu cứu, ông Hỷ đại diện nhiều doanh nghiệp taxi phân tích: "Quá trình thí điểm đã bộc lộ sự bất cập, bất công về mặt chính sách giữa hai loại hình Taxi và hợp đồng điện tử, bởi vì, quy về bản chất hai loại hình hoạt động như nhau, nhưng Bộ Giao thông Vận tải đã và đang cố gắng tạo một chợ riêng, sân chơi riêng, giống như một cơ chế thương mại độc quyền cho loại hình đang thí điểm – trong đó nòng cốt và chủ yếu là hai ông chủ nước ngoài Grab – Uber". Cũng theo Hiệp hội Taxi TPHCM, việc thí điểm loại hình này thả lỏng, không hạn chế số lượng. Vì vậy chỉ sau 2 năm cả nước đã có trên 50.000 xe được Grab và Uber quy nạp vào mạng lưới và nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) từ Bắc vào Nam trở thành vệ tinh, thuộc cấp của Grab và Uber.

Điều đáng nói là mối quan hệ giữa chủ xe, lái xe với doanh nghiệp, HTX chỉ là hình thức, còn mối quan hệ cơ bản được xác lập là sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp từ Grab và Uber đến các chủ xe và lái xe của Việt Nam...Trong khi đó,đĐiều khác biệt là hầu hết xe chạy cho Grab và Uber đều không có đèn mui, không có đặc điểm nhận dạng thương hiệu, không dán logo, … Từ đó, dễ dàng “tàng hình” để giành khách và qua mặt các cơ quan chức năng khi muốn kiểm tra.

Về vấn đề thuế, theo Hiệp hội Taxi TPHCM, trong 3 năm số thuế mà Grab và Uber nộp chưa bằng một doanh nghiệp taxi có số đầu xe chưa bằng 1/9 của Grab và Uber.

Với những bất cập trên, Hiệp hội Taxi TPHCM cho rằng đã đẩy nhiều hãng taxi chính thống đang lụi tàn, nguy cơ phá sản cao. Trong khi, hầu hết các hãng taxi này đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ và nếu cơ quan chức năng không can thiệp, khả năng lụi tàn của các doanh nghiệp sẽ sớm diễn ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ kiện của Vinasun và Grab sẽ được xét xử ngày 6/2 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714357453 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714357453 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10