Xếp hạng TCTD: Cần làm rõ nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu (kỳ 4)

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều ý kiến cho rằng Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 52/2018/TT- NHNN về xếp hạng TCTD cần làm rõ các cấu phần nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu...

Về ngưỡng tính điểm từng chi tiêu định lượng (Điều 14):  Hiện tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN đang chia ngưỡng tính điểm của từng chỉ tiêu định lượng thành 4 ngưỡng với khoảng cách giữa 2 ngưỡng khá lớn. Quy định như vậy sẽ chưa phản ánh đúng sự khác biệt giữa kết quả của các TCTD với nhau và của cùng TCTD nhưng ở các thời kì khác nhau.

Cần thưởng điểm cho các nhà băng có

Cần làm rõ nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu gồm những cấu phần nào trong hoạt động của các TCTD

Để đảm bảo phản ánh đúng chất lượng hoạt động của các TCTD, đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng rút ngắn khoảng cách giữa các ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng. Ví dụ: tăng số ngưỡng lên thành 9 ngưỡng (thay vì 4 ngưỡng như hiện tại) và sử dụng thang điểm10 (thay vì thang điểm 5 như hiện tại).

Về chỉ tiêu “2.1 Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được”: Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ định nghĩa “Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” bao gồm những cấu phần nào (nợ cơ cấu theo Thông tư 09/2014/TT-NHNN và Quyết định 780/QĐ-NHNN, cơ cấu theo Nghị định 55, cơ cấu nợ Covid theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, Thông tư 03/2021/TT-NHNN, nợ tiềm ẩn theo kết luận thanh tra…); và quy mô “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” được hiểu là phần dư nợ được cơ cấu hay toàn bộ dư nợ của khách hàng có nợ được cơ cấu.

Ví dụ: Khách hàng A có tổng dư nợ là 10 tỷ, trong đó dư nợ cơ cấu giữ nhóm là 2 tỷ. Vậy quy mô dư nợ được tính vào “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu” là 2 tỷ hay 10 tỷ?

Trên cơ sở hướng dẫn cụ thể của NHNN về cách xác định quy mô “nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu”, Ban soạn thảo xác định lại các ngưỡng điểm cho chỉ tiêu 2.1 trên cơ sở thống kê thực tế từ các TCTD để đảm bảo phân hạng phù hợp với đặc điểm thị trường.

Các tỷ lệ như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động TCTD đã được quy định các ngưỡng tuân thủ tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN. Các ngưỡng tuân thủ đặt ra tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN là mức đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhất là tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, ngưỡng điểm của chỉ tiêu này ở thang điểm 4 và 5 (tương ứng tỷ lệ của TCTD quy mô lớn dưới 30% và 25%) là rất khó đạt được trong bối cảnh hiện tại và chưa phù hợp với lộ trình mà NHNN đã đưa ra tại Thông tư 08/2020/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN, theo đó đến 01/10/2023 các TCTD mới phải đưa tỷ lệ về 30%... Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc cơ cấu lại nợ để hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp có thể khiến dư nợ chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn, tác động đến cơ cấu nguồn vốn cho vay của các TCTD, thêm nữa mặt bằng lãi suất huy động theo chiều hướng giảm, ngân hàng cũng rất khó huy động vốn dài hạn để giảm nhanh tỷ lệ.

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh nội dung tại dự thảo như sau:

Tỷ lệ an toàn vốn: Nếu đạt ngưỡng > = 8% thì đạt 4 điểm thay vì 3 điểm như hiện tại; Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Nếu đạt ngưỡng < = 37% thì đạt ngưỡng 4 điểm thay vì 2 điểm như hiện tại; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi: Nếu đạt ngưỡng < = 85% thì đạt ngưỡng 4 điểm thay vì 3 điểm như hiện tại.

Đối với chỉ tiêu “Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân”: Để kiểm soát rủi ro này, nhiều ngân hàng đã chủ động nghiên cứu, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến; hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức, vận hành đảm bảo kiểm soát hiệu quả thông qua cơ chế phân cấp, phân quyền và phân định trách nhiệm phù hợp, tránh xung đột lợi ích; đảm bảo đầy đủ các chốt kiểm soát, giám sát hiệu quả theo từng quy trình nghiệp vụ; cơ chế giám sát trước - trong - sau được vận hành xuyên suốt và nhuần nhuyễn. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh ngưỡng chấm điểm đối với chỉ tiêu này phù hợp để phản ánh đúng hơn năng lực quản trị rủi ro tín dụng.

 Ngưỡng tính điểm từng chỉ tiêu định lượng đưa ra khái niệm “Chỉ tiêu định lượng có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp” chưa hoàn toàn chính xác mà sẽ tiềm ẩn rủi ro khi các chỉ tiêu này có giá trị quá lớn so với mức quy định của NHNN.

Ví dụ: Mục 5.1: Đối với tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân, các công ty tài chính không có nguồn vốn giá rẻ từ dân cư, nếu duy trì tỷ lệ này trên 15% (để được điểm xếp hạng tín dụng cao) là không hiệu quả và khá lãng phí. Điều này càng thể hiện rõ nét hơn ở giai đoạn hiện nay, khi thị trường khủng hoảng thừa vốn, các TCTD đang duy trì tỷ lệ này tốt nhưng nhiều khả năng là các TCTD đang không thể giải ngân và không thể đầu tư có hiệu quả.

 Mục 1.1: Đối với tỷ lệ an toàn vốn, nếu mức 9% là ngưỡng an toàn theo quy định của NHNN thì khi duy trì mức trên 20% (để đạt được mức điểm xếp hạng cao nhất) đang tiềm ẩn rủi ro không tạo được đòn bẩy tài chính, giảm khả năng sinh lời trên vốn góp.

Các ngưỡng tính điểm tỷ lệ nợ xấu (Mục 2.1) đối với công ty tài chính lần lượt là 1%-3%-5%-7% đề xuất  xem xét lại để phù hợp với thực tế. Theo thống kê tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có thị phần lớn trên thị trường giao động quanh mức 6-7% (Ví dụ FE tỷ lệ này năm 2020 là 6,6%; HD Saison 5,8%; Home Credit 7,8% - dẫn chiếu theo các thông tin được công bố tại vietnamfinance.com), số liệu này mới chỉ thể hiện ở mảng cho vay tiêu dùng, chưa tính đến nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được (nếu có) và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu như quy định của Thông tư.

Đây là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong cấu phần đánh giá chỉ tiêu định lượng chất lượng tài sản, và  chỉ tiêu chất lượng tài sản lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong  nhóm chỉ số.  Do đó, việc đánh giá chỉ tiêu này có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả đánh giá chung.  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xếp hạng TCTD: Cần làm rõ nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu (kỳ 4) tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714148399 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714148399 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10