Áp biện pháp chống bán phá giá đường Thái Lan: Ngành đường nội có hưởng lợi?

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, mức thuế áp chống bán phá giá chống trợ cấp với đường Thái Lan ở mức 33,88% sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng.

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Vậy ngành đường trong nước liệu có hưởng lợi?

Tạm thời thu thuế CBPG, CTC 33,88%

Sau 5 tháng điều tra, Bộ Công Thương đang xem xét và đánh giá kỹ lưỡng thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá và mức độ được trợ cấp của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đường mía của Thái Lan cũng như tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Đường kính Thái Lan là mặt hàng nhập lậu mà các cơ quan chức năng thu giữ

Đường Thái Lan là mặt hàng nhập lậu mà các cơ quan chức năng thu giữ.

Theo đó, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Theo các chuyên gia, mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn.

Theo ông Trần Minh Hoàng-Trưởng phòng nghiên cứu phân tích VBCS, vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý II năm 2021. Cũng theo VCBS, sau khi mức thuế CBPG tạm thời có hiệu lực thì sản lượng đường thô nhập khẩu từ Thái Lan sẽ giảm mạnh và giá đường nội địa của Việt Nam có thể tăng giá.

Điều này cũng đồng thời tạo tác động gián tiếp giúp các nhà máy đường tăng giá mía để khuyến khích nông dân phát triển và phục hồi trở lại vùng nguyên liệu trồng mía. Như vậy với mức thuế 33,88% thì giá đường nhập từ Thái Lan ước tính sẽ ngang hoặc cao hơn giá đường Việt Nam, giúp doanh nghiệp ngành đường hồi phục và giá đường trong nước có cơ hội tăng giá…

Giá đường thấp đẩy doanh nghiệp vào thế khó

Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và mức thuế chỉ 5%. Theo đó, một khối lượng đường kỷ lục đã tràn vào thị trường Việt Nam. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình sản xuất xuất khẩu, số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884,285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%).

Thống kê của Công ty Chứng khoán VCBS về đường của Thái Lan  nhập vào VN (Nguồn VCBS)

Thống kê của Công ty Chứng khoán VCBS về đường của Thái Lan  nhập vào VN (Nguồn VCBS)

Theo Hiệp hội Mía đường cho biết, nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy hoạt động. Dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm: Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả

Theo ghi nhận của Tổ chức Đường ISO, giá đường thế giới duy trì đà tăng từ giữa tháng 9 đến nay, và đạt mức cao mới 15,65 cent/lb trong tuần đầu của tháng 2. Tình trạng thiếu hụt container ở các quốc gia như Ấn Độ đã tạo ra sự khan hiếm đường trên thị trường và tại một số nước sản xuất như Thái Lan và EU cũng hỗ trợ giá đường tăng

Tuy nhiên, giá đường của Việt Nam vẫn tiếp tục nằm ở mức thấp nhất trong khu vực. Theo VSSA lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra với khối lượng lớn sau khi có quyết định điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Cuối năm 2020 còn ghi nhận tình trạng ngoài đường Thái thì đường từ Campuchia, Malaysia và Indonesia vào Việt Nam đều đạt mức lớn hơn bình thường hoặc phá kỷ lục. Malaysia là nước không sản xuất đường, còn Indonesia và Campuchia là các nước phải nhập khẩu đường. Đây là có thể xem là dấu hiệu của lẩn tránh phòng vệ thương mại của đường từ Thái Lan....

Theo giới chuyên gia, những tháng đầu năm 2021 giá đường trong nước có xu hướng tăng do giá đường nhập khẩu chính ngạch giảm và việc điều tra chống bán phá giá đường xuất xứ từ Thái Lan. Đây cũng là bước đi sớm thích hợp giúp các doanh nghiệp và ngành đường trong nước qua cơn bĩ cực…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp biện pháp chống bán phá giá đường Thái Lan: Ngành đường nội có hưởng lợi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378676 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378676 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10