Bán ròng kỷ lục suốt 11 tháng, khối ngoại vẫn mạnh tay gom mua BID

Diendandoanhnghiep.vn Trong 10 phiên giao dịch gần đây, nhà đầu tư nước ngoài liên tục gom mạnh cổ phiếu BID - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

 
Khối ngoại tiếp tục gom mạnh cổ phiếu BID sau thông tin ngân hàng này tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt để tăng vốn điều lệ

Khối ngoại tiếp tục gom mạnh cổ phiếu BID sau thông tin ngân hàng này tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu và tiền mặt để tăng vốn điều lệ

Tính từ phiên giao dịch 25/11 đến 7/12 khối ngoại liên tục mua ròng cổ phiếu BID. Cụ thể phiên ngày 25/11 khối ngoại mua vào 409 nghìn cổ phiếu BID với tổng giá trị giao dịch 18,636 tỷ đồng chiếm 17,6 % giao dịch mua toàn thị trường; Ngày 16/11 khối ngoại tiếp tục mua ròng 429 nghìn cổ phiếu BID với tổng giá trị giao dịch 19,445 tỷ đồng chiếm 33,5% giao dịch mua toàn thị trường; Phiên giao dịch 30/11 khối ngoại tiếp tục mua ròng 725,9 triệu với tổng giá trị giao dịch 32,450 tỷ đồng chiếm 32,8% giao dịch mua trên toàn thị trường; Phiên ngày 7/12 khối ngoại tiếp tục mua ròng 401 nghìn cổ phiếu BID với tổng giá trị 17,333 tỷ đồng chiếm 25% giao dịch mua trên toàn thị trường.

Theo các nhà đầu tư, sau thời gian dài về thiếu vắng các thông tin hỗ trợ, lần đầu tiên cổ phiếu BID đã thực sự được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vậy BID có những có những thông tin gì mới khiến giới đầu tư chú ý?

Với cổ đông cô đặc và NHNN sở hữu tới 80,9%; KEB HanaBank nắm giữ 15% cổ phiếu nên tại BID lượng cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường khá ít so với các cổ phiếu free float của ngân hàng khác.

Mới đây HĐQT BID đã trình kế hoạch phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến năm 2019 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2020. Tỷ lệ phát hành dự kiến là 25,77%, thời gian phát hành là trong năm 2021-2022. 

Sau phát hành, vốn điều lệ của BID sẽ tăng thêm 10.365 tỷ lên hơn 50.585 tỷ đồng. Ngoài ra HĐQT Ngân hàng cũng quyết định tăng thêm tỷ lệ 2% tiền mặt cho nhà đầu tư  Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ ba toàn ngành sau VietinBank 48.058 tỷ đồng và VPBank 44.455 tỷ đồng. Trên thị trường cổ phiếu BID giao dịch quanh ngưỡng 44.000 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 7/12.

Theo ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT BIDV, số vốn điều lệ tăng thêm, BID dự kiến dùng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ.

BIDV lấy ý kiến cổ đông tăng vốn chia cổ tức

Báo cáo tài chính mới đây được BID công bố với kết quả khả quan với tổng thu nhập hoạt động đạt 15.246 tỷ đồng tăng 23%. Lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt 2.122 tỷ đồng. Như vậy, tổng thu nhập hoạt động lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 36,4% , đạt 47.143 nghìn tỷ. Trong đó thu nhập từ lãi  đạt 35.964 tỷ đồng, tăng 42,5%, NIM tăng nhẹ lên 2,97% do hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.

Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), do đã đã trích lập phần lớn nợ xấu tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2021 trở đi, BID sẽ giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ. VCBS  kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và trọng tâm dần chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ. Việc kiểm soát tốt chi phí hoạt động và tỷ lệ CIR ở mức thấp của ngành nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược giúp BID khẳng định vị thế của mình trong nhóm các ngân hàng cổ phần Nhà nước.

Trong 2 năm tới NHNN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại sẽ là 15%. BID là ngân hàng đầu ngành về quy mô và thị phần, với nguồn lực tốt và đang trong giai đoạn cuối của quá trình tích cực tái cơ cấu để làm lành mạnh chất lượng tài sản. Với tiềm năng trong dài hạn của BID, VCBS duy trì khuyến nghị mua và ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu BID là 52.057 đồng/cổ phiếu.

Tuy vậy, nhà đầu tư cân nhắc khi đầu tư vào BID bởi, trong trường hợp dịch bệnh tiếp diễn kéo dài, nợ xấu và nợ tái cơ cấu của BID có thể tăng nhanh và ngân hàng sẽ phải đối mặt với một giai đoạn trích lập dự phòng ở mức cao kéo dài hơn so với kế hoạch hiện tại. Các NHTM nhà nước chịu nhiều áp lực giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng hơn các NHTM tư nhân.

Từ tháng 7/2021, BID đã thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu bình quân 1%/năm, với tổng doanh thu hỗ trợ khách hàng là 7.100 tỷ đồng cho cả năm. Với tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) xoay quanh mức 86- 87%, sắp tới BID có thể phải chịu rủi ro về chi phí vốn khi tăng huy động để đảm bảo tỷ lệ 2,00%.  Lãi suất cho vay tiếp tục giảm và lãi suất huy động khó giảm thêm có thể khiến cho biên lãi ròng NIM của BID thu hẹp làm giảm tốc độ tăng trưởng trong các quý tiếp theo…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bán ròng kỷ lục suốt 11 tháng, khối ngoại vẫn mạnh tay gom mua BID tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189183 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189183 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10