Bất thường “kịch bản lỗ” tại Lọc dầu Nghi Sơn?

Diendandoanhnghiep.vn Dù được hưởng “siêu ưu đãi” nhưng khi vận hành, Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn liên tiếp lỗ “khủng”, nhiều ý kiến hoài nghi về "kịch bản lỗ" giống với một số liên doanh trước đó, điển hình là Coca Cola…

hihihii

Dù được hưởng “siêu ưu đãi” nhưng khi vận hành, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn liên tiếp lỗ “khủng”

Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn được triển khai tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), với sự góp vốn của PVN cùng ba đối tác nước ngoài là Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait - KPE, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản - IKC và Công ty hóa chất Mitsui Nhật Bản - MCI). Trong đó, số vốn góp của PVN chỉ chiếm 25,1%, thấp hơn nhiều so với 2 đối tác liên doanh.

Theo thỏa thuận giữa Chính phủ do PVN thay mặt ký với liên doanh nhà đầu tư, PVN sẽ là đơn vị bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn, với giá bán buôn tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu, cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 3% đối với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...).

Trong 10 năm (đến 2028), nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho Nghi Sơn số tiền chênh lệch này. Nghi Sơn cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu và nhiều ưu đãi thuế khác.

Trên thực tế, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), với xăng từ năm 2023 thuế nhập khẩu sẽ xuống 5% và từ năm 2024 là 0%; Diesel và mazut là 0% từ năm 2016. Còn theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu diesel từ năm 2016 là 5% và từ năm 2018 là 0%, riêng mazut từ năm 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%.

“Vậy, phát sinh mâu thuẫn giữa các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với cam kết Nghi Sơn. Theo FTA với ASEAN và Hàn Quốc, lộ trình giảm thuế giảm nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng không thể phá bỏ cam kết với Nghi Sơn thì nguồn bù đắp 7% từ đâu? Con số này rất lớn”, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) chỉ ra những bất cập và cho rằng đây là lỗi và khiếm khuyết của chúng ta khi đàm phán.

Theo tính toán của PVN, trong 10 năm kể từ khi Lọc dầu Nghi Sơn vận hành, PVN có thể sẽ phải bỏ ra 1,5 - 2 tỷ USD để bù lỗ cho dự án. PVN cũng nhiều lần đề nghị kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn cũng như nguồn để bù chênh lệch thuế suất nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ, cơ chế hoàn trả tiền PVN thay mặt Chính phủ bù cho Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại...

Dù vậy, sau 3 năm đi vào hoạt động, mức lỗ của Nghi Sơn tổng cộng 61.200 tỷ. Như vậy, vốn chủ sở hữu đã âm hơn 11.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2019 đạt 86.675 tỷ thì năm 2020 chỉ còn 74.848 tỷ đồng.

Đáng nói, đem so sánh với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) cho thấy, hiệu quả hoạt động của 2 nhà máy này hoàn toàn trái ngược nhau khi công suất của Dung Quất chỉ bằng gần phân nửa Nghi Sơn. Vận hành thương mại từ ngày 30/5/2010, 3 năm đầu nhà máy lỗ 14.092 tỷ đồng.

Sau khi được giữ lại 3 - 7% thuế nhập khẩu (Dung Quất giữ lại được 3.305 tỷ đồng vào năm 2010, năm 2011 là 1.836 tỷ đồng, năm 2012 là 5.122 tỷ đồng), tổng số lỗ 3 năm đầu giảm xuống còn 3.829 tỷ đồng.

Như vậy, số lỗ 3 năm đầu của Nghi Sơn gấp gần 16 lần Dung Quất. Dù so sánh này chỉ là tương đối khi còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác, song cũng thể hiện việc được bù thuế là một đặc quyền rất lớn cho doanh nghiệp. Chưa kể, cùng thời điểm từ năm 2018 - 2020, Dung Quất có lãi 3.572 tỷ đồng và tăng lên mức lãi 6.673 tỷ đồng vào năm 2021.

>>Chuyện khan hiếm xăng dầu: Lộ “lỗ hổng” trong điều hành

hihiihi

Quang cảnh Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: TL

Một chuyên gia công tác lâu năm trong ngành công thương khẳng định, Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn gặp vấn đề là mối nguy lớn của ngành xăng dầu Việt Nam.

Vị này phân tích, năm 2021, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước khoảng 20,5 triệu tấn, Nghi Sơn cung ứng tới 35% thị phần. Do vậy, dù có nâng công suất lên hơn 100% thì lọc dầu Dung Quất cũng không thể “cứu vãn” nếu tình huống xấu của Nghi Sơn xảy ra.

Quay trở lại chuyện Nghi Sơn liên tiếp lỗ “khủng” dù được hưởng đủ các “chế độ” “siêu ưu đãi”, lãnh đạo một nhà máy lọc dầu cho rằng điều này do một số nguyên nhân: Thứ nhất là chi phí tài chính (vốn vay đắt), thứ hai là do giá dầu thô đầu vào đắt bởi nhà đầu tư liên danh cấp đầu vào.

Lý do thứ ba là chi phí nhân sự lớn khi chi trả cho các chuyên gia nước ngoài rất cao, được biết lương của giám đốc nhà máy khoảng 1 triệu USD/năm - đây là mức lương cao khủng khiếp, cao hơn mức lương hoạt động cả team ở nơi khác. Còn lý do nữa là chi phí vận hành bảo dưỡng cao (ngưỡng 900 tỷ đồng mỗi năm), do khó tránh khỏi quản lý lỏng lẻo khi cùng nhiều liên danh, rồi nhiều nước. Từ việc nhiều mối, việc mua sắm cũng khó quản lý...

Tuy nhiên, vị này cũng đặt dấu hỏi về "kịch bản lỗ" liên tiếp giống với một số liên doanh trước đó mà điển hình là Coca Cola.

PVN phải bù chênh lệch nếu VN giảm thuế nhập xăng

Theo thỏa thuận, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) được áp giá bán buôn các sản phẩm tại cổng nhà máy bằng giá xăng dầu nhập khẩu và còn được cộng thêm thuế nhập khẩu là 7% với xăng và 3% với sản phẩm hóa dầu.

Đặc biệt, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống mức thấp hơn mức ưu đãi trên, PVN sẽ có trách nhiệm bù cho NSRP số tiền chênh lệch này trong 10 năm. Ngoài ra, NSRP còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho cán bộ, nhân viên làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn...

Trong khi đó, theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) mà Việt Nam tham gia cam kết, mức thuế nhập khẩu xăng sẽ giảm xuống 5% vào năm 2023 và về 0% vào năm 2025.

3 năm, lỗ hơn 3,3 tỉ USD

Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn được đưa vào vận hành thương mại từ ngày 14/11/2018, nhưng đây là lần thứ 2 Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phải giảm sản lượng sản xuất. Trước đó, vào năm 2019, nhà máy này cũng từng giảm sản lượng khi gặp sự cố về phát điện. Và theo thông tin trên một số tờ báo trích dẫn, tổng lỗ lũy kế của Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) trong 3 năm, kể từ khi vận hành thương mại (năm 2018) đến nay, là 3,3 tỉ USD.

Theo đó, tình hình tài chính của Nghi Sơn khá căng thẳng và những khó khăn về tài chính là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nghi Sơn. Bên cạnh mức lỗ hằng năm lên tới hàng tỉ USD, Nghi Sơn đang phải chịu sức ép trong khấu hao và trả lãi các khoản vay nên thiếu dòng tiền để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Và đầu năm 2022, PVN đã phải cấp tiền hỗ trợ tài chính ngắn hạn cho đơn vị này để đảm bảo cho hoạt động đến tháng 5-2022 thông qua gia hạn thỏa thuận (cơ chế RPA) và thanh toán sớm hợp đồng bao tiêu sản phẩm (FPOA) để cải thiện dòng tiền. Tuy vậy, PVN nhấn mạnh: "Theo điều lệ công ty, ban điều hành Nghi Sơn phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm công tác nhập dầu thô và công suất vận hành nhà máy...".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất thường “kịch bản lỗ” tại Lọc dầu Nghi Sơn? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714830441 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714830441 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10