Biện pháp phòng ngừa rủi ro khi mua sắm trực tuyến

Diendandoanhnghiep.vn Nếu không có biện pháp phòng ngừa rủi ro khi tham gia mua sắm trực tuyến, thì người tiêu dùng có nguy cơ đối mặt với những thiệt hại lớn.

Nguy cơ mua sắm online thiếu an toàn do “ham rẻ”

Nguy cơ mua sắm online thiếu an toàn do “ham rẻ”

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất của McAfee cho thấy, người mua sắm trực tuyến sẵn sàng sử dụng wifi miễn phí hoặc bấm vào link lạ để nhận giảm giá, tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Theo McAfee, khi nói đến mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng thường quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm mức giá thấp nhất, thay vì bảo mật cá nhân. Theo đó, người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng một trang web mà họ không biết rõ nguồn gốc, miễn là họ có thể tiết kiệm được tiền khi mua hàng. Thậm chí, những người trong khảo sát nói trên thừa nhận họ từng nhấp vào các liên kết trong email đáng ngờ để có giao dịch với giá cả tốt hơn.

Còn tại Việt Nam, số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nếu như trong năm 2015 chỉ có khoảng 23 triệu người, thì đến năm 2020 có thể tăng lên 40 triệu người. Ngoài ra, chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 50 tỷ USD trong năm 2015 lên đến 99 tỷ USD trong năm 2025. Đặc biệt đến năm 2025, người tiêu dùng Việt Nam có thể sử dụng khoảng 50% tổng số tiền tiêu dùng hàng năm cho mua sắm trực tuyến.

Một thực tế hiện nay là nhiều người sử dụng Internet ở Việt Nam sử dụng một địa chỉ email và password cho rất nhiều mục đích đăng nhập như facebook, zalo, tài khoản ngân hàng... mà không quan tâm đến nguy cơ bị lộ mật khẩu.

Để phòng ngừa rủi ro khi thanh toán mua hàng trực tuyến, việc đầu tiên người tiêu dùng cần quan tâm là sử dụng các website có nguồn gốc rõ ràng, đã đăng ký với Bộ Công Thương, đặc biệt là đối với những website bán hàng yêu cầu thanh toán tiền trước, sau đó mới giao hàng. Khi khi xảy ra tranh chấp, Bộ Công Thương hoặc đơn vị gắn nhãn tín nhiệm sẽ hỗ trợ người tiêu dùng trong quá trình xử lý vi phạm. Nếu mua hàng ở nước ngoài, người tiêu dùng nên sử dụng những biện pháp thanh toán có cơ chế bảo đảm như Paypal (chỉ xác nhận thanh toán khi đã nhận được hàng).

Thứ hai, cần bảo vệ các thiết bị kết nối Internet (máy tính, điện thoại...) bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus và phần mềm chống gián điệp, luôn bật tường lửa cho máy tính, không tải các phần mềm độc hại, khóa điện thoại bằng mã số nhận dạng cá nhân.

Thứ ba, cần biết cách sử dụng trình duyệt web an toàn. Người dùng tránh nhấp chuột vào các trạng thái "agree", "ok" hoặc "I accept" trên các banner quảng cáo, cửa sổ pop-up bất ngờ hiện ra; đồng thời không chia sẻ các thông tin cá nhân khi truy cập mạng bằng wifi công cộng.

Thứ tư, cần kiểm tra thông tin người bán. Theo đó, người tiêu dùng thực hiện kiểm tra thông tin về người bán như: tên doanh nghiệp hoặc thương nhân, thông tin đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở giao dịch, thông tin liên hệ, số điện thoại cố định, đường dây nóng, email...

Bên cạnh đó, người mua hàng online có thể gọi điện hoặc kiểm tra chéo các thông tin về người bán thông qua website của các cơ quan thuế, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông tin về sản phẩm được bày bán phải được công bố chi tiết, đầy đủ, rõ ràng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biện pháp phòng ngừa rủi ro khi mua sắm trực tuyến tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378841 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378841 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10