Kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm toán - cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Cần giao cho cơ quan kiểm toán các quyền độc lập, bên cạnh đó cũng cần kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm toán song cần cân nhắc sửa đổi các luật liên quan.

Bổ sung quyền và trách nhiệm cho cơ quan kiểm toán

Trao đổi cùng phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp bên hành lang Quốc hội chiều ngày 7/6, một số đại biểu đã có những góp ý trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.

ĐB Đỗ Văn Sinh

ĐB Đỗ Văn Sinh cho rằng cần giao cho kiểm toán chức năng được ban hành các biên bản quy phạm pháp luật, đồng thời giao cho họ quyền được xử phạt vi phạm hành chính

ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) cho rằng, cần giao cho kiểm toán các quyền độc lập. ĐB Sinh nêu ví dụ, cơ quan kiểm toán cần làm rõ các đối tượng có liên quan đến quản lý tài sản công và tài chính công; cần giao cho kiểm toán chức năng được ban hành các biên bản quy phạm pháp luật, bởi theo luật định là kiểm toán được phép; đồng thời giao cho họ quyền được xử phạt vi phạm hành chính.

“Tôi cho rằng việc làm này là đúng hiến pháp, để tăng quyền lực quyền hạn của kiểm toán, giúp giải quyết vấn đề tốt hơn chức năng nhiệm vụ kiểm toán tài sản công, tài chính công” – ĐB Sinh nói.

 

Bên cạnh đó, ĐB Sinh cho rằng để minh bạch trong quá trình kiểm toán, chúng ta có thể thành lập một cơ quan trung gian để kiểm toán lại các kết luận của kiểm toán Nhà nước mà đơn vị được kiểm toán khiếu nại hoặc cho là chưa được. Ở câu chuyện này, đơn vị được kiểm toán  có quyền khiếu nại.

Đồng quan điểm, ĐB Cường (Hà Nội) cho rằng cần quy định cụ thể thêm quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán.

ĐB Cường (Hà Nội)

ĐB Cường (Hà Nội) cũng cho rằng cần quy định thêm quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán

Theo ĐB Cường, về cơ bản Luật Kiểm toán được thiết kế chặt chẽ và có kết cấu tốt, tuy nhiên luật hiện hành chưa thể hiện rõ vai trò quyền hạn của cơ quan kiểm toán. Chính vì vậy, chúng ta đặt ra địa vị kiểm toán chưa gắn với quyền hạn, đôi khi trong quá trình thực tế triển khai sẽ không đạt được những điều như mong muốn.

Do đó, ĐB Cường cho rằng trọng tâm việc sửa luật lần này là hướng vào việc quy định cụ thể thêm quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan kiểm toán trong quá trình triển khai các nghiệp vụ kiểm toán.

“Trong các nội dung này, thứ nhất các cơ quan kiểm toán không chỉ dừng lại việc kiểm toán hoạt động các cơ quan nhà nước sử dụng ngân sách tài chính công mà cả các cơ quan cá nhân có thể không phải cơ quan nhà nước, nhưng có liên quan mà có sử dụng các tài sản công hoặc có nghĩa vụ trong việc đóng góp thuế, để kiểm toán việc đóng thuế và sử dụng ngân sách đã đúng chưa.

Thứ hai, quy định trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán. Kiểm toán được quyền xử lý đối với các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các yêu cầu kiểm toán mà đơn vị được kiểm toán cố tình lảng tránh như kéo dài thời gian, không cung cấp đầy đủ tài liệu” – ĐB Cường phân tích.

Ngoài ra, theo ĐB Cường, với đối tượng được kiểm toán hoặc các đối tượng liên quan, cần được quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán, khiếu nại cơ quan kiểm toán và Tổng kiểm toán nhà nước.  “Tại các phiên thảo luận, một số ĐB đề nghị có thể khiếu nại ra tòa, thậm chí lên Quốc hội” – ĐB Cường nói.

Đặc biệt, theo ĐB Hoàng Văn Cường, chúng ta cũng cần kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm toán. “Chúng ta giao cho kiểm toán rất nhiều quyền lực, nên chúng ta cũng cần thực hiện kiểm soát việc kiếm toán đã thực hiện đúng quyền lực của mình hay không. Bản thân trong dự thảo có đề cập việc thành lập tổ chức để tự kiểm soát chất lượng các hoạt động của kiểm toán nhưng theo quan điểm của tôi, cần phải có đơn vị độc lập hơn. Từ kinh nghiệm của các nước, một cơ quan của Quốc hội sẽ thực hiện việc kiểm soát lại việc này, thậm chí có thể thuê đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện” – vị ĐB đoàn Hà Nội cho biết.

Bởi, theo ĐB Cường, những yếu tố trên nhằm tăng cường quyền lực cho cơ quan kiểm toán, nhưng đồng thời đi kèm với nó là việc kiểm soát nghiêm túc.

Cần cân nhắc kỹ

Thảo luận tại Hội trường chiều hôm qua (7/6), nhiều ĐB cho rằng, nếu đã xác định giao thêm trách nhiệm, quyền cho Kiểm toán Nhà nước để thực hiện tốt hơn yêu cầu tuân thủ kỷ luật trong quản lý tài chính và tài sản công thì cần cân nhắc sửa đổi các luật liên quan, bởi còn nhiều điểm chưa tương thích giữa dự án Luật với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

nếu đã xác định giao thêm trách nhiệm, quyền cho Kiểm toán Nhà nước để thực hiện tốt hơn yêu cầu tuân thủ kỷ luật trong quản lý tài chính và tài sản công thì cần cân nhắc sửa đổi các luật liên quan

Một số ĐB băn khoăn, nếu đã xác định giao thêm trách nhiệm, quyền cho Kiểm toán Nhà nước để thực hiện tốt hơn yêu cầu tuân thủ kỷ luật trong quản lý tài chính và tài sản công thì cần cân nhắc sửa đổi các luật liên quan

Tại dự thảo Luật đã sửa đổi Khoản 3, Điều 14, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015 theo hướng bổ sung thẩm quyền cho Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành quyết định để quy định phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng trong tổ chức và hoạt động kiểm toán, ký thông tư liên tịch. Nhưng Khoản 8 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không coi thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là văn bản quy phạm pháp luật.

Nói về điểm này, ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) nhấn mạnh, việc ban hành thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước nên được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước, sau đó mới đưa vào luật chuyên ngành về Kiểm toán Nhà nước.

Theo ĐB Đỗ Ngọc Thịnh, phương án thích hợp hơn cả là điều chỉnh Khoản 3, Điều 14, Luật Kiểm toán Nhà nước theo hướng quy định cơ quan này được ban hành văn bản quy phạm pháp luật là quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, phương pháp, chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng trong tổ chức và hoạt động kiểm toán.

Bên cạnh Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, nhiều ĐB cho rằng dự án Luật này cũng chưa tương thích với quy định tại Luật Giám định tư pháp, Luật Xử lý vi phạm hành chính... 

Theo một số ĐBQH, tại Điều 1, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định chỉ có hành vi vi phạm hành chính quy định trong luật này mới bị xử lý vi phạm hành chính, nên việc quy định thẩm quyền và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước như dự thảo Luật đề xuất có thể dẫn đến nguy cơ xung đột với Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nói cách khác, chỉ có thể chấp nhận Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, chứ không ghi nhận trong dự án Luật này.

Việc bổ sung quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (tại Khoản 6a, Điều 11) cũng khiến ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) băn khoăn. “Liệu có vượt quá chức năng của Tổng Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 9, Điều 10 của Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành hay không và liệu có phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính hay không?”. Đặt ra câu hỏi này, ĐB Đàng Thị Mỹ Hương cho rằng, cần rà soát xem xét quy định cho phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong pháp luật.

Đối với bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ rõ, sẽ áp dụng với hành vi cản trở, không cung cấp hồ sơ tài liệu và cố tình chống đối. Các quốc gia trên thế giới giao cho Tổng Kiểm toán xử phạt hành chính với hành vi này, trong đó Luật Kiểm toán của Hàn Quốc phạt tù đến 6 tháng.

Có thể thấy, Kiểm toán Nhà nước đã được hiến định là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà nước sẽ do luật định. Nói cách khác, các cơ quan chức năng phải rạch ròi được việc giao thêm trách nhiệm, quyền hạn cho Kiểm toán Nhà nước có giúp thực hiện tốt hơn việc tuân thủ kỷ luật trong quản lý tài chính, tài sản công hay không. Nếu việc tăng trách nhiệm, quyền hạn cho Kiểm toán Nhà nước thực sự mang lại những tác động tích cực nêu trên, thì chắc sẽ không ngần ngại nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật liên quan, bảo đảm sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm toán - cách nào? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714850092 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714850092 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10