Cân nhắc điều chỉnh quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, VCCI đề nghị cơ soạn thảo cân nhắc điều chỉnh một số quy định…

>> Dự thảo Thông tư về quy chuẩn chất lượng phân bón: Một số quy định chưa phù hợp

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 293/BKHCN-TĐC của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (Dự thảo).

VCCI) vừa có văn bản trả lời Công văn số 293/BKHCN-TĐC của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

VCCI vừa có văn bản trả lời Công văn số 293/BKHCN-TĐC của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

Cụ thể, tại văn bản trả lời, VCCI cho biết, Luật Đo lường quy định các phương tiện đo được sử dụng cho các mục đích “định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác” thì được gọi là phương tiện đo nhóm 2, phải được kiểm soát và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết danh mục phương tiện đo nhóm 2. Khi xây dựng Thông tư 23/2013/TT-BKHCN, cơ quan soạn thảo đã gộp chung tất cả những phương tiện đo được sử dụng cho các mục đích trên đều phải đáp ứng mức độ kiểm soát như nhau mà chưa có sự phân loại chi tiết hơn.

“Điều này chưa thực sự hợp lý và gây ra những vấn đề bất cập trên thực tế”, VCCI đánh giá.

Theo VCCI, trong các mục đích sử dụng của phương tiện đo nhóm 2 được liệt kê ở trên, cần lưu ý phân loại thành hai loại mục đích riêng. Đầu tiên là các mục đích về “bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác”, tạm gọi là các lợi ích công, bởi đây là các vấn đề thuộc về an toàn và công vụ. Thứ hai là mục đích “định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán, thanh toán”, tạm gọi là các lợi ích tư, bởi đây là vấn đề thuộc về thoả thuận giữa các bên mua bán hàng hoá.

>> Dự thảo Thông tư về an toàn phương tiện thủy nội địa còn một số quy định thiếu khả thi

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 - Ảnh minh họa: ITN

Đối với phương tiện đo sử dụng cho mục đích công, nếu có sai sót thì có thể gây nguy cơ mất an toàn, gây tai nạn hoặc sai sót công vụ. Ví dụ, đồng hồ đo áp suất bình nén khí nếu sai sót có thể gây nổ bình, tai nạn thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản; hoặc cân phân tích dùng trong giám định tư pháp chất ma tuý nếu có sai sót có thể dẫn đến kết án oan sai. Đây đều là những rủi ro mà nếu nó xảy ra thì không thể hoặc rất khó có thể khắc phục. Do đó, việc kiểm soát các thiết bị đo này cần chặt chẽ và nên chú trọng vào tiền kiểm.

Ngược lại, đối với các phương tiện đo sử dụng cho mục đích giao dịch, mua bán hàng hoá, dịch vụ, nếu có sai sót thì vẫn có thể dễ dàng khắc phục được. Các biện pháp khắc phục có thể kể đến như điều chỉnh số tiền thanh toán, bổ sung hoặc trả lại lượng hàng hoá tương ứng, điều chỉnh các nội dung khác trong hợp đồng giao dịch. Thêm vào đó, trong một giao dịch dân sự – kinh tế, các bên có thể có rất nhiều biện pháp khác để có thể bảo đảm sự chính xác của đo lường mà không nhất thiết phải sử dụng các cơ chế kiểm định từ tổ chức được cấp phép.

Ví dụ, các bên sử dụng nhiều thiết bị đo để đối chứng, hoặc các bên tự kiểm định thiết bị đo mà không cần một bên thứ ba độc lập. Đối với giao dịch giá trị nhỏ, các bên còn có thể tin tưởng nhau để có thể bỏ qua việc kiểm chứng kết quả đo, để giảm chi phí giao dịch, hoặc sử dụng biện pháp hậu kiểm và trừng phạt bằng cách từ chối mua hàng trong tương lai.

“Nói chung, đối với các thiết bị đo sử dụng cho mục đích tư thì không nhất thiết phải áp dụng cơ chế kiểm định chặt chẽ như đối với thiết bị đo dành cho mục đích công”, VCCI góp ý.

Cũng theo VCCI, rủi ro đối với thiết bị đo dành cho mục đích tư chủ yếu nằm ở việc cố ý gian lận đo lường. Đối với việc cố ý gian lận thì biện pháp kiểm định và xử phạt khi không thực hiện kiểm định lại không hiệu quả bằng biện pháp xử phạt thật nghiêm minh khi có gian lận. Việc kiểm định thường xuyên sẽ gây tốn kém chi phí cho những người không gian lận nhưng không đem lại nhiều ý nghĩa trong việc giảm hành vi gian lận cố ý.

Việc yêu cầu các thiết bị đo sử dụng cho mục đích tư cũng phải được quản lý như mục đích công gây ra nhiều vấn đề bất cập được doanh nghiệp và các hộ kinh doanh phản ánh. Điều này vừa gây tốn kém cho xã hội, vừa tạo tâm lý nhờn luật khi có quy định mà khó thực thi, lại tạo rủi ro không đáng có cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Ví dụ, theo quy định tại Điều 4.1 (số thứ tự 8) thì các loại cân thông dụng dùng trong hoạt động mua bán hàng ngày (như cân của tiểu thương ở chợ) phải được kiểm định định kỳ 12 tháng hoặc 24 tháng. Nếu các tiểu thương không đem cân đi kiểm định tại các tổ chức đủ điều kiện theo đúng quy định thì có thể bị xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

“Trên thực tế, có rất ít tiểu thương mang cân của mình đi kiểm định đúng thời hạn. Bản thân chính quyền một số địa phương cũng phản ánh sự khó khăn khi thực thi quy định này. Một số chi cục đo lường tại các địa phương đã phải tổ chức đoàn kiểm định cân miễn phí cho tiểu thương ở chợ. Kết quả các đợt kiểm định này cũng cho thấy tỷ lệ cân không đạt tiêu chuẩn khá thấp. Khi không có các đợt kiểm định miễn phí tại chỗ thì các tiểu thương cũng không chủ động tuân thủ do tốn kém chi phí đi lại, và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp cũng phản ánh việc họ phải tốn nhiều chi phí, thời gian để kiểm định các loại phương tiện đo trong khi tỷ lệ sai sót hầu như bằng không. Mỗi lần như vậy, doanh nghiệp phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, phải tháo thiết bị đo trong máy móc để mang đến tổ chức kiểm định hoặc mời kiểm định viên đến tận nơi với chi phí đắt đỏ”, VCCI viện dẫn.

Từ các vấn đề đã nêu, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 theo hướng: Phân loại mục đích sử dụng phương tiện đo theo mục đích công và mục đích tư như trên trình bày; Đối với phương tiện đo sử dụng trong “định lượng hàng hoá, dịch vụ trong mua bán, thanh toán” thì bãi bỏ hoặc giảm tần suất kiểm định định kỳ. Thay vào đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về đo lường để phát hiện hành vi gian lận.

Bên cạnh những nội dung đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét một số quy định liên quan đến: Phối hợp kiểm định phương tiện đo và kiểm định an toàn; Thiết bị sạc điện cho xe điện.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cân nhắc điều chỉnh quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714792056 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714792056 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10